Bạn Gái Trầm Cảm Của Tôi

Lần ra tòa tiếp theo anh gần như không nhận ra cô. Khuôn mặt không còn tươi tắn, mặc dù cô đã trang điểm cẩn thận nhưng quầng thâm dưới mắt do mất ngủ vẫn xuất hiện, trên tay cô ấy có những vết thương chằng chịt được quấn băng gạc. Lúc thấy cô ở hành lang Quang đã nhìn cô rất lâu, anh nhìn xung quanh không thấy cộng sự của cô nên đã bước đến ngồi xuống bên cạnh cô.

Khi thấy Quang, cô có chút ngẩn ngơ, nhưng sau đó không quan tâm đến mà tiếp tục đọc hồ sơ dày hàng chục trang. Do dự một lát, anh tò mò hỏi vết thương trên tay cô là từ đâu mà có, dù biết không phải chuyện của mình.

Lam nghe rồi để đó, không trả lời. Quang biết hai người họ không thân thiết đến nỗi dễ dàng chia sẻ những chuyện riêng tư, trong đầu anh nảy sinh một giả định rằng, vì mấy ngày trước cô bị cấp trên khiển trách nên cô sẽ cho rằng mình không tốt rồi tự ngược đãi bản thân. Nhưng rồi suy nghĩ chợt vụt tắt khi anh nhớ đến nụ cười của cô tuần trước, trông cô ấy không giống một người tiêu cực chút nào.

“Chắc không phải bị bọn tội phạm trả thù đó chứ?”

Quang nói định dùng cách hỏi đùa để cố lấy thông tin, không ngờ vẫn bị cô phớt lờ, chê anh ồn ào mà thu dọn hồ sơ bỏ vào cặp di chuyển đến dãy ghế khác tiếp tục làm việc bỏ lại anh với vẻ mặt sượng trân, ngay cả thời gian chỉnh đốn lại biểu cảm thất lạc của mình cũng chẳng có.

Lam nhận được manh mối mới do phía công an cung cấp, sau khi kiểm tra các hồ sơ tài chính của nạn nhân, họ phát hiện Vũ Tuấn Hưng là người thụ hưởng duy nhất trong hợp đồng bảo hiểm ngôi nhà và nhiều tài sản có giá trị khác nếu nạn nhân chết.

Lam nhận ra rằng, bằng việc đốt nhà và đoạt mạng vợ, Vũ Tuấn Hưng vừa có khoản tiền bồi thường bảo hiểm lớn, vừa thoát khỏi người phụ nữ mà anh ta muốn ly hôn.

Khó khăn lớn nhất của cơ quan kiểm sát là họ không có chứng cứ trực tiếp để chứng minh Vũ Tuấn Hưng phóng hỏa và lừa vợ uống thuốc mê. Trong quá trình xét xử, anh ta một mực tuyên bố vẫn còn yêu vợ và đã chuẩn bị cho việc tái hợp.

Mặc dù vậy, Hội đồng xét không tin câu chuyện của bị cáo Vũ Tuấn Hưng, qua phân tích của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử đặc biệt tìm đến trao đổi giữa Luật sư Trần và bị cáo trong giờ giải lao, bị cáo sau đó nhận tội và xin giảm án.

Chính đây là tiền đề để Luật sư tranh luận và làm thay đổi nhận thức của kiểm sát viên và Hội đồng xét xử rằng “Luật sư không phải cãi bằng mọi giá mà tranh cãi trên cơ sở sự thật, chứng cứ”.

Cuối cùng tòa kết luận anh ta đã sát hại vợ, chủ tọa đồng ý với đề nghị của phía Viện kiểm sát là phạt tiền bị cáo Vũ Tuấn Hưng năm triệu đồng, đối với hành vi đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác, phạt tù 15 năm tù vì phạm tội cố ý giết người và phá hoại tài sản.


Cuối phiên tòa Lam đứng lên kết luận về vụ án, đó là một bản kết luận rất gọn, nhẹ nhàng nhưng sắc sảo sâu sắc.

Bách Quang đề nghị giảm án cho thân chủ mình, anh thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà Viện kiểm sát truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh; bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, kết luận, cho rằng bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn, đề nghị thay đổi tội danh.

Trường hợp này, Lam phân tích lý luận cấu thành tội phạm, đánh giá hành vi khách quan của bị cáo về hậu quả thiệt hại, động cơ, mục đích phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, Viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ cho Quang biết.

Cô cho biết những yếu tố đó khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo đã phạm vào tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, việc thay đổi tội danh theo yêu cầu của người bào chữa là không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật.

Câu chuyện cứ tưởng đã đến hồi kết nhưng cuối cùng lại bị đào sâu và phát sinh thêm tình tiết giảm án. Trần Bách Quang cho biết cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng không mấy hạnh phúc, nạn nhân luôn muốn can thiệp, sắp xếp cuộc sống của anh ta, mọi chi tiêu đều được kiểm soát và nhiều lần bị vợ bạo hành, buông những lời xúc phạm.

Tuy nhiên, tình tiết nêu trên Lam cho rằng không hợp lý. Bởi một người phụ nữ không thể đột nhiên thay đổi tâm tính mà không vì một nguyên nhân, cô cho rằng do sự tác động của bị cáo.

Cô nói việc cố tình giết vợ khi ngoại tình là không thể tha thứ, thông qua đó Lam lập luận Bách Quang là “cãi cùn”, cô tố bị cáo và Luật sư bào chữa đang cố tình bóp méo sự thật chỉ để tạo ra bằng chứng có lợi cho mình.

Quang đứng lên nói muốn đại diện thân chủ của mình, mời thêm một Luật sư biện hộ cho bị cáo. Chủ tọa hỏi Lam:

“Bây giờ bên bị cáo yêu cầu mời thêm một Luật sư biện hộ Kiểm sát viên Tống có đồng ý không?”

Cãi không lại thì tìm đối thủ tới, Trần Bách Quang cũng rất thực tế đó.

“Tôi không có ý kiến thưa quý tòa.”


“Bây giờ tòa chấp nhận yêu cầu của Luật sư Trần cho mời thêm một Luật sư biện hộ.”

Ngày xét xử bị dời lại để Luật sư mới gia nhập này có thêm thời gian chuẩn bị cho phiên tòa.

Quang rời khỏi tòa gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp, Lam băn khoăn nhìn theo, không biết bước tiếp theo anh muốn làm gì, rõ ràng vụ án chưa đủ nghiêm trọng để yêu cầu một Luật sư khác tham gia.

____________________________

Ngày đó, Trần Bách Quang quay lại cùng Tống Diệu Quốc, ngay khi ông xuất hiện Lam vô cùng ngạc nhiên, không ngờ Trần Bách Quang hèn hạ như vậy, biết cô ấy và bố mâu thuẫn chuyện người thứ ba nên đã cố tình gọi ông đến. Không ngờ vụ kiện càng lúc càng thú vị, cãi một lúc thì gặp được người thân của mình.

Ông Quốc cũng thế, trong nhiều năm, ông luôn tránh những vụ kiện liên quan đến con gái mình để tránh tình cảm và mối quan hệ của họ bớt căng thẳng, song hôm nay bị Trần Bách Quang hủy hoại khiến ông không cam lòng chút nào, ông hậm hực quay lại nhìn anh.

Trong mắt những người tham gia phiên tòa, Tống Diệu Quốc là người nổi tiếng về nhân cách, nghiệp vụ trong ngành tòa án song lại có một quá khứ không thể chấp nhận.

Ông Quốc trên đường đến đã đọc qua file văn bản tóm tắt vụ án do Trần Bách Quang gửi đến, ông đã nhận lời đến bào chữa nên không còn cách nào ngoài việc phối hợp với Quang, vì nếu vụ kiện này thua một phần ảnh hưởng đến uy tín của công ty Luật ông đang làm việc, phần khác danh tiếng của ông cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Nhưng nếu bắt tay với Trần Bách Quang, tình cảm cha con của hai người họ rất có thể không cứu được nữa. Ông bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và không biết phải lựa chọn thế nào để hợp tình hợp lý.

Nghi Lam luôn tự tin sẽ thắng kiện giờ nội tâm vô cùng lo lắng, mịt mù. Cô lục lại hồ sơ vụ án xem lại tình tiết và những lời khai sở công an thu được từ Vũ Tuấn Hưng. Nhất định phải tìm được lỗ hổng vụ án, nếu không dựa vào tính cách của ông Quốc, ông ấy sẽ không nhận vụ kiện bừa bãi, ông ấy thấy thắng thì mới nhận.

Vụ án của Vũ Tuấn Hưng rốt cuộc còn có sơ suất nào đây? Lam bỏ tập tài liệu xuống bàn, cô nghĩ bên Luật sư ngoài việc xin tội thì không còn cách nào khác, vì đọc số tài liệu này cũng mấy lần rồi nhưng vẫn không tìm ra sơ sót nào.


Cô thấy lúc này Trần Bách Quang mời Luật sư khác đến giúp cũng chỉ là muốn kéo dài thời gian mà thôi. Có thể mời ông Quốc vào xin tội, Thẩm phán nhất định sẽ phán nhẹ một chút, vì dù sao ông ấy làm việc lâu năm ít nhiều gì cũng có tầm ảnh hưởng.

Vụ án tiếp tục diễn ra, trong phần tranh luận với Viện kiểm sát, ông Quốc cố tình làm khó Lam bằng một câu hỏi:

“Lúc nãy Kiểm sát viên Tống có nói nếu nạn nhân không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì có thể giải quyết bằng cách thỏa thuận, hay đơn phương ly hôn đúng không? Vậy cô có chắc trong thời gian chờ hòa giải, nạn nhân không có hành vi quá đáng với bị cáo không, ví dụ như bạo lực gia đình chẳng hạn?”

Lam không trả lời, cô hỏi ngược lại ông một câu ngắn gọn:

“Viện kiểm sát cho rằng đây không phải là chủ đề thảo luận chính. Việc một người đàn ông bị vợ bạo hành có vẻ quá vô lý..."

Trần Bách Quang bức xúc hướng tay về phía thân chủ mình nói:

“Mặc dù không hợp lý, nhưng loại chuyện này vẫn xảy ra thưa Kiểm sát viên Tống, nếu không tin cô có thể kiểm tra!”

Câu hỏi trên của Lam tạo ra cho người khác có cảm giác khó chịu khi nghe nên dễ dẫn đến sự căng thẳng không cần thiết tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên và Luật sư.

Nghi Lam lập tức đứng phắt dậy dựng mắt nhìn về phía ông Quốc.

“Nếu không yêu tại sao ban đầu bị cáo lựa chọn kết hôn với nạn nhân, nguyên nhân là gì? Bị cáo có chắc không phải vì căn nhà, số tiền tiết kiệm và nữ trang kia của nạn nhân không?”

Bị cáo cúi đầu thừa nhận và không có ý định bào chữa.

Lam gay gắt và cho rằng Hội đồng xét xử phải xem xét lại những phát ngôn từ phía Luật sư biện hộ.


“Dù sao đi nữa việc bị cáo ngoại tình xét theo tình hay lý cũng đều sai, nhưng phía Luật sư lại cho rằng việc đó là điều dễ hiểu và khuyên mọi người nên đồng cảm và chấp nhận. Về tố tụng là Luật sư chưa nhận thấy cái sai của mình hoặc từ đầu đã nhận sai nhưng bỏ qua, đây là hành vi ‘dung dưỡng’ thưa Chủ tọa!”

Tống Diệu Quốc lập tức đứng lên phản đối, ông nói mình không dung dưỡng bất cứ hành vi nào, việc không yêu một người, nhưng lại phải kết hôn với người đó là một điều không thể chấp nhận.

Ông nói nhiều lần bị cáo đề nghị ly hôn nhưng không được sự chấp nhận của nạn nhân nên mới buộc phải làm vậy, bên cạnh đó ông chứng minh việc có bạn gái sau khi lập gia đình cũng là điều dễ hiểu, với 1 người đàn ông không nhận được sự tôn trọng của vợ và khao khát có một tình yêu đích thực.

Lam nhớ lại tình hình gia đình của mình mấy năm trước và lời biện minh của bố mình hiện tại không tránh khỏi xót xa, hóa ra đó là những suy nghĩ của ông khi quyết định phản bội mẹ để đến với người phụ nữ khác. Lam mỉm cười chua xót trong ánh mắt thất vọng có sự tức giận đang nhen nhóm.

“Vậy Luật sư Tống cho rằng việc ngoại tình là đúng sao?”

Câu nói nghe như hỏi bị cáo nhưng thực chất lại đang nhầm đến Tống Diệu Quốc, cô như đang tra hỏi bố mình lý do tại sao năm đó không một mực kháng cự cuộc hôn nhân đến khi cưới mẹ cô về lại bỏ rơi bà.

Lúc này Trần Bách Quang đứng lên. Anh nói mình hoàn toàn thất vọng với đối đáp của Viện kiểm sát, vì cô không đưa ra được căn cứ buộc tội mà chỉ đọc lại cáo trạng, bên cạnh đó khiếu nại Lam không tập trung vào trọng tâm của vụ án và yêu cầu cô chấm dứt những tình tiết không liên quan, để tập trung chính vào quyết định giảm nhẹ mức án ban đầu anh kiến nghị.

Anh muốn cô quan tâm đến việc thân chủ mình bị nạn nhân bạo hành hơn là việc đi tìm lý do tại sao bị cáo ngoại tình.

Khi các Kiểm sát viên đồng loạt giơ tay xin tranh luận tiếp, tòa tuyên bố:

“Nếu có gì mới thì nói, còn lặp lại những gì đã nói thì Hội đồng xét xử sẽ cắt.”.

Cô không chấp nhận yêu cầu vì nhận thức của Viện kiểm sát và thành viên Hội đồng xét xử sẽ có sự khác biệt, có những vấn đề Viện kiểm sát đánh giá quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích của khách hàng nhưng có thể Hội đồng xét xử cho rằng ít quan trọng hoặc không liên quan đến vụ án.





Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận