Trong các thần thoại kinh điển, những vị nam thần và nữ thần đều có khía cạnh xấu lẫn tốt; không có ai là hoàn toàn xấu xa. Biểu tượng của cái chết là vị thần cai trị ở vương quốc của bóng tối, Hades, với tầng sâu nhất của địa ngục là Tartarus, một hố sâu thăm thẳm mà ở đó, những kẻ xấu xa bị trừng phạt. Những nhà triết học Hy Lạp đã kết nối những luân lý về cái tốt và cái xấu, chỉ ra sự khác nhau trong bản chất đầy mâu thuẫn của loài Daimones, phân loại chúng thành những con quỷ tốt và những con quỷ xấu.
Khái niệm của người Do Thái về Quỷ Vương phát triển khá chậm. Cựu Ước thiên về khái niệm những con quỷ (satans), kẻ vu khống hơn là một thực thể đơn lẻ Satan. Một trong những lần như thế là khi Chúa cho phép một thực thể xuống thử thách lòng tin của Job. Văn học Khải huyền khắc họa những khía cạnh khắc nghiệt và tính trừng phạt của các thiên thần cụ thể, chẳng hạn như Mastema, thiên thần duy nhất được nhắc đến bằng tên gọi trong sách Jubilees. Trong sách Enoch, những Grigori (Watchers) là những thiên thần xấu xa, sa ngã vì ý chí tự do của chính mình, gieo rắc sự xấu xa lên trần gian. Thánh kinh về 12 vị Tông Đồ đã gọi tên Belial, hay Satan, viết đây là thủ lĩnh của những thiên thần sa ngã. Sammael và Azazel cũng là những cái tên khác của các thiên thần lãnh đạo đội quân sa ngã này, cư ngụ trong bóng đêm. Văn học Khải huyền cung cấp về khái niệm nhị nguyên rõ ràng hơn qua việc nhân hóa cái xấu thành Quỷ Vương, kẻ đứng đầu vương quốc bóng tối với vai trò cám dỗ, kết tội và hủy hoại con người.
Trong Hồi giáo, Quỷ Vương không phải là kẻ thù đối đầu với Chúa, mà là một thực thể cấp bậc cao – một thiên thần hoặc Dijinn – đã thà sa ngã còn hơn cúi đầu trước con người đầu tiên Chúa tạo ra, Adam. Quỷ Vương thường được gọi là Shaytan trong Qur'an, một kẻ vu khống và bị đuổi khỏi thiên đàng vì nổi loạn, được Chúa cho phép cám dỗ những linh hồn tội lỗi. Hắn không thể tác động tới những tín đồ của Chúa. Chúa cũng không có quyền năng lên những con quỷ thuộc hạ của hắn – Shaitan. Quỷ dữ là một trong những tạo vật và kế hoạch của Chúa, bao gồm cả trừng phạt và thử thách con người. Kinh Qur'an cũng nhắc đến Iblis như là tên của Quỷ Vương.
Không có ghi chép nào về tội ác nguyên thủy nhất trong kinh Qur'an. Adam và Eve đã phạm tội, nhưng không truyền chúng cho người khác. Con người thường bị cái ác tha hóa, vì vậy mà dễ bị những âm mưu cạm bẫy của quỷ dữ tấn công. Quỷ Vương thề rằng hắn sẽ kéo mọi hậu duệ của Adam vào tầm kiểm soát của mình.
Trong Tân Ước của Cơ Đốc Giáo, hình tượng Quỷ Vương trở nên cụ thể hơn và được coi là kẻ thù của Chúa cũng như con người. Hắn là một thiên thần sa ngã, lãnh đạo đội quân các thiên thần sa ngã khác vốn đã biến thành quỷ dữ, và là đại diện của cái ác. Hắn có sức mạnh tác động lên thế giới vật chất. Thế lực bóng tối của hắn đã giao tranh với đội quân ánh sáng của Chúa. Jesus, con trai của Chúa, đã tới Trái Đất nhằm đánh bại hắn. Trong sách Khải Huyền, lời tiên tri đã được viết rõ rằng khi Chúa Tái Lâm, Người sẽ trói buộc Quỷ Vương suốt một ngàn năm tới, khi đó hắn sẽ xuất hiện lần cuối cùng dưới danh tính là Antichrist (Kẻ Chống đối Thiên Chúa) và bị tiêu diệt hoàn toàn. Chủ nghĩa nhị nguyên trong Cơ Đốc Giáo trở nên phổ biến và chính thống, biểu tượng cho cuộc chiến giữa một bên là vị Chúa của sự thánh thiện, ánh sáng, và vị Chúa của tội ác, bóng tối.
Năm 325, Hội đồng Nicaea đã công nhận rằng Chúa là đấng sáng tạo của vạn vật hữu hình và vô hình. Vì thế, Quỷ Vương khi được tạo ra vốn có bản chất tốt, nhưng đã lựa chọn con đường tội lỗi.
Cơ Đốc Giáo từ sớm đã coi Quỷ Vương là chúa tể của địa ngục và cư ngụ ở đó. Những khái niệm này trở thành quan niệm chính thống trong văn học, với những tác phẩm của các tác giả như Dante và John Milton.
Trong thời phong kiến, Quỷ Vương được coi là một nhân vật có thật, một tạo vật riêng biệt sở hữu những sức mạnh siêu nhiên khủng khiếp và âm mưu chống lại nhân loại bằng cách phá hủy các phẩm chất đạo đức. Với mục đích này, hắn được trợ giúp bởi những đội quân quỷ dữ. Đội quân này càng ngày càng nhiều, bao gồm cả những kẻ dị giáo, pháp sư – kẻ mà sở hữu loại ma thuật tà ác chống lại phép màu mà giáo hội nhà thờ mang đến. Trong đó có cả phù thủy, ban đầu được coi là những pháp sư, sau đó là người ngoại đạo.
Những giáo sĩ thời Phục Hưng và Cải cách Kháng Nghị lan truyền sự sợ hãi Quỷ Vương tới những tín đồ của mình bằng cách không ngừng giễu nại những nỗ lực hủy hoại, khiến con người chống lại Chúa của con quỷ này. Vương quốc của Satan được coi là một thế giới vật chất. Hắn dụ dỗ con người bằng sự giàu có sa đọa, vương giả, đời sống thanh nhàn, mục đích để đày đọa linh hồn con người. Hắn tấn công chủ yếu bằng cách ám nhập. Những khế ước với quỷ đã tồn tại từ thế kỷ thứ sáu luôn được nhấn mạnh, bất kỳ ai giao hợp với quỷ dữ đều có nghĩa đã trở thành một phần của khế ước địa ngục. John Stearne, trợ lý của Matthew Hopkins, một thợ săn phù thủy khét tiếng vào thế kỷ 17 cho rằng, việc những giáo sĩ ám ảnh với Satan đã khích động phù thủy thờ phụng con quỷ này.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...