Trong bất giác, phía đông đã hửng sáng tự lúc nào, triều hội Nguyên Đán đã chính thức khai mạc, lịch trình không có gì thay đổi, vẫn là tế tổ, tế trời, quần thần và Đặc phái viên các nước nhập điện triều bái.
Nhưng lượng người thì đông lên rất nhiều, với quy mô này thì tuyệt đối là lớn nhất từ ngày Đại Tống lập quốc tới nay.
Liên tiếp những kỉ lục xưa nay chưa từng có được lập từ cuối năm vừa rồi đã khiến Tống Huy Tông mừng vui khôn xiết xuất hiện trước mặt mọi người, đoạn nhìn đám quần thần phía dưới, mặt mày rạng rỡ, không giấu nổi niềm vui.
Nhìn từ bên ngoài thì đây nhất định là bắt đầu cho một thời đại hưng thịnh, nhưng về mặt thực tế, dưới cái phồn hoa hưng thịnh lại là nguy cơ tiềm tàng. Chỉ cóđiều, con người luôn thích nghĩ theo hướng tốt, rất ít người có thể từng giờ từng phút duy trì được tâm thái sống yên ổn nghĩ tới ngày gian nguy.
Mãi cho tới giữa trưa, những nghi thức triều bái rườm rà cuối cùng cũng gióng lên tiếng chiêng hạ màn.
Trước kia, khi nghi thức kết thúc, Tống Huy Tông sẽ thăng điện ban yến, nhưng năm nay thì lại khác, bọn họ phải rời giá tới chùa Tướng Quốc tham gia tiệc yến mà Lý Kỳ đã dày công chuẩn bị.
Do thời gian cấp bách, nên mọi người không dám chần chừ, đoạn lập tức rời giá tới chùa Tướng Quốc.
Trên đường đi, Tống Huy Tông ngồi trên xe ngựa có kiệu rồng, trước mặt là độidanh dự mở đường, vô cùng uy nghiêm. Đột nhiên, ông ta liếc mắt nhìn lại phía sau, thấy đầu người nhấp nhô, như đang làm những động tác nhỏ nào đó, trong lòng tò mò, liền hô lên:
- Lương ái khanh.
Lương Sư Thành đang đi sát theo sau vội tiến lên cười nịnh nói:
- Hoàng Thượng có gì dặn dò tiểu nhân?
Tống Huy Tông khẽ nghếch đầu về phía sau hỏi:
- Mấy người kia đang làm gì vậy?
Lương Sư Thành đáp:
- À, là thế này, Lý Kỳ cử người tới nói, phàm những ai tham gia tiệc yến, đều phải mang theo một ít đạo cụ trên người.Tống Huy Tông ngạc nhiên nói:
- Đạo cụ chẳng phải nghĩa là quần áo khí cụ do người tu hành sử dụng sao? Mang những thứ đó theo làm gì?
Lương Sư Thành lắc đầu nói:
- Cũng không phải như thế, như lời Lý Kỳ nói, đạo cụ là thứ dùng để trợ hứng cho tiệc yến.
- Vậy là cái gì?
- Chính là tiền đồng.
Tống Huy Tông trợn ngược hai mắt nói:
- Tiền đồng? Để làm gì?Lương Sư Thành lắc đầu đáp:
- Cái này thì Lý Kỳ không nói, tuy nhiên Hoàng Thượng cứ yên tâm, tiểu nhân cũng đem nó theo người rồi.
Tống Huy Tông càng nghe càng tò mò, nhưng cũng không muốn hỏi nhiều thêm nữa, bởi vì ông ta hiểu rõ tính cách của Lý Kỳ, hỏi thì cũng như không hỏi, thầm nghĩ, tên tiểu tử này đang giở cái trò gì đây.
Đoàn người trùng trùng điệp điệp đi tới chùa Tướng Quốc.
Lúc này, trong chùa Tướng Quốc cũng ồn ào tiếng người, dù sao thì hôm nay cũng là mùng một Tết, rất nhiều người đều nghỉ lễ, ra ngoài chơi Tết. Chùa Tướng Quốc đương nhiên là địa điểm lí tưởng nhất, ở trong đó có rất nhiều trò thú vị, nhưng khác với mọi năm, cái khu vực phía đông bắc thì toàn là binh lính canh gác, khôngmột ai được phép vào trong.
Khi Tống Huy Tông soái lĩnh trăm quan văn võ và Đặc phái viên các nước tới con đường nằm trong góc sâu nhất đó của chùa Tướng Quốc, sau khi nhìn thấy cảnh tượng trước mặt, tất cả mọi người đều trợn mắt há mồm, lúng ta lúng túng.
Chỉ thấy cả con phố dài khắp nơi đều nghi ngút khói bếp, một vài tên bồi bàn, những người buôn bán bận rộn làm việc trước cửa. Mặc dù có ngửi thấy mùi thơm bay tới, nhưng hoàn toàn không nhìn ra chỗ nào giống như nơi bày tiệc yến, trông chẳng khác nào một con phố bình thường.
Mọi người đều đang rối rít xì xào bàn tán, cứ như thể đang phê bình kín đáo việcnày, nhưng đa phần có lẽ là sự tò mò.
- Hoàng Thượng giá lâm!
Cùng với tiếng hô the thé, chỉ thấy Lý Kỳ chạy vội từ trong một gian phòng ra, dẫn theo một vài người ra nghênh đón, hành lễ:
- Vi thần Lý Kỳ tham kiến Hoàng Thượng. Hoàng Thượng, thật là sơ suất quá, vừa rồi vi thần đang nấu ăn, do bận quá mà không thể nghênh đón người từ xa, rất mong Hoàng Thượng thứ tội.
Tống Huy Tông có chút sốt ruột, đoạn vung tay nói:
- Việc này thì không phải nói nữa, ngươi bảo trẫm tới đây làm gì?
Lý Kỳ ngây người ra nói:- Vi thần chẳng phải đã nói rồi sao, tiệc yến Nguyên Đán năm nay sẽ tổ chức tại đây mà.
- Ở đây?
Tống Huy Tông chỉ tay vào bên trong nói:
- Ở đây tổ chức tiệc yến kiểu gì? Ngươi thật hỗn xược đó.
Ngươi là một nghệ thuật gia cơ mà, sao ăn nói thô thiển vậy, chẳng hoa mĩ tẹo nào. Lý Kỳ cười ha hả đáp:
- Hoàng Thượng, xin hãy nghe vi thần từ từ giải thích đã.
Đến thì cũng đã đến, muốn đổi địa điểm thì cũng muộn rồi, cũng chỉ đành nghe theo hắn vậy. Tống Huy Tông hừ một tiếng, nói:
- Vậy trẫm nghe xem ngươi rốt cuộc giải thích thế nào.Đùa đấy à, bản lĩnh rót mật vào tai của ta thì ai chả rõ. Lý Kỳ cười cười, ho nhẹ một tiếng, rồi khẽ hắng giọng, nhìn mọi người cao giọng nói:
- Hoàng Thượng, các vị đồng liêu, cả các quý khách của Đại Tống ta nữa, cái con phố mà các vị hôm nay nhìn thấy đây, tương lai sẽ nhất định trở thành một con phố ẩm thực nổi danh Đại Tống, thậm chí cả thế giới này. Đó là vì sao? Là vì ở đây có mĩ vị của các phong cách ẩm thực trên toàn thế giới.
Lời vừa dứt khiến mọi người xôn xao.
Khẩu khí này cũng có phần hơi quá.
Lý Kỳ cười nói:
- Có thể các vị bây giờ còn chưa tin, nhưng đợi lát nữa sẽ chứng minh cho các vị thấy điều ta nói có đúng không.Dừng một lúc, hắn lại nói tiếp:
- Các vị lúc này nhất định sẽ rất tò mò, là vì sao ta lại tổ chức tiệc yến quan trọng đến vậy ở đây? Ở đây một chút không khí của tiệc tùng cũng không có. Tuy nhiên, tiệc yến Nguyên Đán năm nào cũng một kiểu, lẽ nào các vị không ngán sao? Bình thường trong các buổi tiệc yến, thường thấy điều quan tâm chủ yếu không phải là các món ăn, mà chú trọng vào giao lưu, nhưng hôm nay, buổi tiệc yến mà ta tổ chức, chỉ đơn thuần xuất phát từ các món ăn. Xin hãy thứ lỗi cho Lý Kỳ hỏi các vị một câu, các vị cho rằng điểm mấu chốt của món ăn là gì?
Thái Du cười khinh thường nói:
- Chẳng phải là dùng để no cái bụng sao?
Câu này của y cũng hàm ý châm chọc cái nghề đầu bếp.
Còn chuyên gia ăn uống Thái Kinh thì lắc đầu nói:- Cũng không chỉ có vậy, mấu chốt là mĩ vị của món ăn.
Lý Kỳ cười ha hả nói:
- Hai vị nói đúng lắm, nhưng chưa đủ.
Tống Huy Tông nghe xong ngày càng thấy thú vị, cười nói:
- Ồ? Nói như vậy thì ngươi hình như còn có kiến giải cao hơn?
- Kiến giải vụng về thôi, kiến giải vụng về thôi.
Lý Kỳ khiêm tốn cười nói:
- Anh Quốc Công nói không sai, tác dụng căn bản của thực phẩm là để làm no cái bụng, tuy nhiên đó là mấu chốt của việc ăn, còn nếu như muốn thưởng thức, thì không chỉ có như vậy. Chúng ta vẫn thường nói là thưởng thức mĩ vị của món ăn, thực ra đó chỉ là cái tầng thấp nhất. Món ăn không chỉ đại diện cho mĩ vị, mà nó cònđại diện cho phong tục tập quán của một địa phương, đại diện cho văn hóa văn minh của một vùng, đại diện cho thiên thời địa lợi của một nơi, như vậy có thể thấy món ăn cực kì uyên thâm sâu rộng đó.
Thái Du hừ một tiếng nói:
- Cho dù ngươi có ba hoa chích chòe thế nào thì cũng chỉ là một thứ để ăn thôi.
Lý Kỳ lắc đầu nói:
- Anh Quốc Công nói vậy sai rồi, thực ra ở Đại Tống ta đã có phân chia ẩm thực hai miền nam bắc, nói đơn giản thì, người miền nam thích ăn mặn, người miền bắc thích ăn ngọt. Thường thì miền bắc lạnh giá, ẩm thực phải lấy nồng đậm và vị mặn làm chủ, khu vực Giang Chiết khí hậu ôn hòa, ẩm thực lại lấy vị ngọt và vị mặn làm chủ, còn vùng tây nam thì mưa nhiều ẩm ướt, ẩm thực lại thiên về tê cay nồng đậm.Còn về khu vực tây nam mà nói, các vị có bao giờ thử nghĩ là tại sao cây hạt tiêu lại có thể sinh trưởng ở đó? Là vì hạt tiêu vừa cay vừa tê, ăn nhiều hạt tiêu có thể phòng ngừa bệnh phong thấp. Cho nên người vùng tây nam rất thích ăn hạt tiêu, bọn họ cũng chịu được cay. Còn miền bắc khí hậu khô, ít ăn gia vị, ăn nhiều là không chịu nổi. Chỉ riêng hạt tiêu đã đủ để cho thấy đặc điểm địa lí khí hậu vùng tây nam, cũng cho thấy cái lí tương sinh tương khắc của vạn vật trong trời đất vậy. Chính là vì vùng tây nam ẩm ướt mưa nhiều, thế nên mới mọc ra hạt tiêu để giúp đỡ con người chống đỡ bệnh phong thấp. Ngoài ra, miền bắc nhiều trâu dê, thường lấy thịt trâu dê làm thức ăn, miền nam thì có nhiều thủy sản, gia cầm, người ta thích ăn cá, thịt, vùng duyên hải thì đương nhiên là ăn hải sản, cũng chính bởi thế mà kĩ thuật chế biến các món cá của người Giang Nam vượt hơn hẳn người miền bắc, ngược lại cũng vậy. Cho nên có thể nói, ăn dê tới phương bắc, ăn cá về phương nam. Hay nói cách khác, là cứ nhắc tới cá, người ta đương nhiên nghĩ tới Giang Nam, nghĩ tới phong tục tập quán nơi đó. Đã từng có người nói với ta, niềm vui lớn nhất khi thưởng thức đồ ăn,đó là có thể biết được phong tục tập quán địa phương của chính món ăn đó.
Mọi người nghe xong gật đầu lia lịa, ai nấy cũng đều thấy Lý Kỳ nói rất có lí.
Lý Kỳ lại nói tiếp:
- Phong cách ẩm thực giữa hai miền nam bắc của Đại Tống ta đã rất lớn rồi, vậy thì giữa Đại Tống ta và các nước khác thì sao? Có lẽ càng không cần phải nói nữa. Cứ lấy Cao Ly làm ví dụ, các món ăn của họ thanh đạm, không nhiều dầu mỡ, yêu cầu phải tự nhiên. Hay nói cách khác, bọn họ thích bảo lưu được nhiều nhất hương vị nguyên chất của món ăn. Lại nói thêm Nhật Bản, các món ăn của bọn họ ít dầu, bởi vì bọn họ rất quý trọng dầu ăn, cho nên, các món ăn của bọn họ lấy thanh đạm tươi mới làm chủ đạo, do quốc gia bọn họ ít đồng bằng, gia súc không thể trong một đêm mà lớn ngay được, cho nên bọn họ bên đó rất ít khi được ăn thịt lợn trâu dê, nhưng bọn họ 4 phía đều là biển, cho nên lấy hải sản làm chủ. Lại nói tới Đại Thực, bọn họ cótín ngưỡng riêng, cũng vô cùng sùng bái tín ngưỡng của mình, cho nên, có rất nhiều gia súc bọn họ không ăn, bọn họ cho rằng đó đều là những vật tà ác, bẩn thỉu, đây chính là đặc điểm ẩm thực của bọn họ. Còn cả Bái Chiêm Đình nữa, thực phẩm nổi tiếng nhất trong ẩm thực của bọn họ e rằng không gì khác ngoài dầu ô liu rồi.
Những lời này vừa rồi ra, đám Đặc phái viên kia ai nấy cũng đều ngây ra như phỗng.
Mãi một hồi lâu, một người đột nhiên hô lớn:
- Nói hay lắm, thật sự là hay lắm.
Người vừa nói chính là Mohamed, y đứng hẳn ra cười nói:
- Kinh Tế Sử tài cao, chúng tôi xin thụ giáo.Phác Trí Khiêm cũng cười ha hả nói:
- Kim Đao Trù Vương quả là danh bất hư truyền, hôm nay ta mới hiểu được hàm nghĩa thực sự của ẩm thực, những lời này thực sự đã khiến chúng tôi vô cùng khâm phục.
Đặc phái viên của những nước còn lại cũng nhao nhao đứng ra tán thán những câu vừa rồi của Lý Kỳ.
Thái Kinh thấy bọn họ đều khen ngợi Lý Kỳ, thế đồng nghĩa với việc những gì Lý Kỳ vừa rồi nói đều chính xác, đoạn tò mò hỏi:
- Lý Kỳ, ngươi tuổi đời còn trẻ, sao có thể biết được nhiều vậy?
Những người còn lại cũng cảm thấy rất tò mò.Lý Kỳ vẻ úp úp mở mở nói:
- Thái Sư có điều không biết, tổ tiên mấy đời ta đều là đầu bếp, mọi người đều rất thích chu du các nước, thưởng thức mĩ vị của từng nơi, ta một nửa do mình tự nếm thử, một nửa là do nghe được từ tổ tiên thôi.
Tống Huy Tông đột nhiên cười hỏi:
- Ngươi nói nhiều như vậy, nhưng chẳng thấy nhắc đến Đại tống ta, trong con mắt ngươi, mĩ vị của Đại Tống ta là thế nào vậy?
Lý Kỳ khẽ mỉm cười nói:
- Hồi bẩm Hoàng Thượng, mĩ vị của Đại Tống ta đương nhiên là tập hợp tinh hoa nhân loại, thành thiên hạ đệ nhất.
Lời này thật ngang ngược đó! Người thích khoe khoang như Tống Huy Tông saocó thể không thích nghe, đoạn cười ha hả nói:
- Hay! Tập hợp tinh hoa nhân loại, thành thiên hạ đệ nhất, hay lắm!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...