Vy Vy dạy Minh Tông học thơ.
“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.” [1]
Tuy rằng Tông chỉ cần học một lần đã thuộc nhưng Vy Vy nghĩ rằng trẻ con thường nhanh quên nên hôm sau lại dạy con lần nữa. Ngày thứ ba, Vy Vy tiếp tục cho bé ôn tập: “Sàng tiền minh nguyệt quang…”
Vì vậy, bé Tông nghiêm túc hỏi: “Mẹ, mẹ chỉ biết một bài thơ này thôi sao? Ông bà nội biết rất nhiều bài đó.”
Cô xấu hổ đáp: “Mẹ chuyên học các môn khoa học tự nhiên… Gọi ba tới dạy đi…”
Bị đứa con xem thường, Vy Vy nước mắt lưng tròng chạy đến thư phòng tìm chồng, đem tập thơ cầm trong tay ném cho Tiêu Nại: “Anh đi mà dạy, gien nhà anh chỉ giỏi ức hiếp người khác…”
Người cha vừa bị đuổi ra khỏi phòng làm việc ngồi xuống cạnh đứa con, nhìn nhìn quyển sách vợ mua trong tay: “Nhập môn thi ca: Một trăm bài thơ nổi tiếng”, bên trong tuyển chọn đều là những bài rất đơn giản và có thể dễ dàng học thuộc. Tiêu Nại giở từng trang, cuối cùng gập sách vứt sang một bên, kéo con ôm vào lòng rồi thuận tay viết:
“Thiên thượng bạch ngọc kinh,
Ngũ lâu thập nhị thành…”
Vẫn là thơ của Thi tiên Lý Bạch, bài “Kinh loạn li hậu, thiên ân lưu Dạ Lang ức cựu du thư, hoài tặng Giang Hạ Vi thái thú lương tể”… Tựa đề đã dài, toàn bài còn dài hơn…
Bé Tông rối rắm. Người nào đó ăn hiếp đứa con một chút cũng không lấy làm hổ thẹn, vừa lòng xoa xoa đầu nhóc: “Sau này không được bắt nạt vợ của ba nữa.”
**********
Cô giáo Vương ở nhà trẻ cực kì thích Minh Tông, một lần muốn trêu bé liền hỏi: “Tông ngoan~ có thuộc thơ không?”
Bé Tông: “Có.”
“Thuộc bài gì?”
Bé nghiêng đầu: “Bài nào cũng thuộc.”
Cô giáo toát mồ hôi: “Vậy bé Tông thích nhất bài thơ nào?”
Tông vừa nghịch chiếc tàu hoả bé xíu vừa thuận miệng ngâm nga:
“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.”
Cô không nghĩ tới bé có thể đọc trôi chảy, lưu loát đến vậy; bất ngờ vui mừng vội hỏi: “Tông vì sao lại thích bài này a?”
Bé Tông ngẩng lên, nói to: “Vì em trai con là Minh Nguyệt!”
Cô giáo mơ hồ-ing: Con đang nói cái gì vậy…
Rất nhanh đã tới lúc nhà trẻ tổ chức họp phụ huynh, các thày cô giáo phải dựng tiết mục biểu diễn, để cha mẹ các bé thấy được thành quả của việc dạy và học. Tiết mục cô giáo Vương đăng kí là bé Tông đọc thơ.
Khi hiệu trưởng kiểm tra chất lượng chương trình, với tiết mục này thực hài lòng, cô thấy hiệu trưởng thích, bèn tiếp tục khoe: “Bé còn hiểu cả ý nghĩa của bài thơ nữa.”
“Thật không?” Hiệu trưởng kinh ngạc: “Bé Tông, câu ‘Sàng tiền minh nguyệt quang’ là có ý gì?”
Tông đang chơi trò xếp gỗ, giọng điệu vô cùng ngây thơ mà khẳng định: “Chính là em trai con ngồi ở đầu giường không mặc cả quần lẫn áo.” [2]
Cô giáo: …
Hiệu trưởng: … Khụ, cô Vương... thế kia…
Cô giáo Vương tay chân luống cuống, dở khóc dở cười, rõ ràng ngày hôm qua mới hỏi, bé còn nói là ánh trăng chiếu xuống đầu giường a!!! Như thế nào tự nhiên lại trở thành đáp án “nhạy cảm” như vậy đâu?!!!
Ai, cô giáo à… Người nhà họ Tiêu, từ lớn tới bé, đều thình lình biến thành sát thủ thế đó =.=
Chú thích:
[1] Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch, trong thơ Đường, tập II,
NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
[2] Ở đây bé Tông cố tình “chơi chữ” vì từ “quang” trong tiếng Trung vừa có nghĩa là “sáng rọi” vừa có nghĩa là “trần (cơ thể), không mặc gì cả”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...