Ánh Sao Rực Rỡ FULL
Cũng là lúc này đây, từng làm cho tôi thời thơ ấu ảo não và đ.ấ.m n.g.ự.c dậm chân vô số lần.
Hận vì sao bản thân mình không thể sớm nhận biết hơn một chút —— như vậy thì tôi có thể biết rõ cảm giác được ôm trong lòng ba mẹ là cảm giác như thế nào rồi.
Đó chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng giá mà tôi sẽ khắc ghi cả cuộc đời này.
Đáng tiếc, trên đời này không có nếu.
Thời đó, thông tin liên lạc còn chưa phát triển, tôi bị đưa cho bà nội sống một mình ở nông thôn.
Bà nội không biết dùng điện thoại cầm tay mà ba mẹ để lại cho bà ấy.
Mỗi đầu tháng, bà nội sẽ chống gậy đi đến bưu cục ở thị trấn cách chúng tôi mười mấy dặm xem thử xem có thư được gửi đến cho hai bà cháu chúng tôi không.
Đợi đến khi tôi lớn hơn một chút, bà nội sẽ dẫn tôi theo cùng.
Mỗi lần như vậy, trước khi ra cửa, tôi sẽ mặc bộ quần áo mới mà ngày thường tôi rất tiếc mặc, sau đó cài hai đóa hoa lên hai b.í.m tóc được bà nội thắt bện.
Tôi cho rằng ba mẹ có thể biết tôi qua thư từ, vì vậy tôi đã chải chuốt ăn diện thật xinh đẹp để đến gặp bọn họ.
Nhưng tôi chưa từng nhận được bức thư nào cả, mãi cho đến khi học lớp 3, giáo viên ngữ văn ra bài tập là viết một bức thư gửi cho mẹ, lúc đó tôi mới nhận ra, thì ra thư tín được gửi đi một cách đơn phương.
Nghĩa là ba mẹ tôi cũng sẽ không đột nhiên xuất hiện ở bưu cục, nghe tôi nói tôi nhớ bọn họ nhiều đến cỡ nào.
Cũng may, không có thư tín nhưng còn có TV.
Ba mẹ ở nước ngoài nhiều năm, đã bảy tám năm rồi chưa từng về nhà ăn tết.
Thỉnh thoảng, bọn họ sẽ nhờ người về quê quán, mua một số đồ điện cho nhà bà nội.
Khi chiếc TV màu 45 inch kia được lắp đặt ở nhà, người dân trong thôn đến vây xem rất nhiều.
Bà nội cũng không khách sáo, mời mọi người vào nhà cùng nhau xem TV.
Sau khi lắp ăng-ten xong, TV sáng lên, đúng lúc đụng phải chương trình thời sự buổi tối, sau khi MC mặc vest đi giày da nói vài câu, TV chuyển cảnh, một đôi nam nữ ăn mặc mộc mạc tay cầm microphone xuất hiện trên màn hình.
Trong khoảnh khắc đó, mắt tôi sáng lên.
Người trên màn hình TV chính là ba mẹ của tôi, trước làn khói chiến tranh, bọn họ đã giới thiệu ngắn gọn, toàn diện về tình hình địa phương và kêu gọi toàn xã hội chung tay giúp đỡ những người tị nạn đang phải gánh chịu những thảm họa vô lý.
Tôi nhìn khuôn mặt đã tang thương hơn rất nhiều so với ảnh chụp của bọn họ, ngẩn ngơ đi đến trước TV.
“Ba ơi, mẹ ơi……” Tôi ngửa đầu, lớn tiếng kêu bọn họ, nhưng chẳng có lời đáp lại..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...