Nắng chiều cuối thu chiếu xuống, trên đường đá kinh thành truyền ra tiếng vó ngựa xen lẫn trong tiếng chiêng trống. Đám quan sai lớn tiếng hô:
- Kẻ nhàn rỗi tránh ra, yên lặng nhường đường.
Một gã hán tử mặc áo xám ngồi trên ngựa, theo sau là một đám quan sai, tai nghe chúng nhân lớn tiếng tung hô thì lười biếng ngáp một cái.
Gã áo xám này có thân hình hơi mập, gương mặt tròn trịa lộ vẻ dày dạn kinh nghiệm. Bộ dáng như không để ý trên đường, nhưng nếu cẩn thận nhìn ánh mắt của hắn thì sẽ giật mình. Đôi mắt nhỏ như chim ưng không ngừng đảo khắp chung quanh, có thể nói rất lợi hại.
Chợt nghe phía sau có người ho nhẹ một tiếng. Gã áo xám kia hai mắt sáng ngời vội quay đầu nhìn, là một một lão nhân thân mặc trang phục quân binh, vẻ mặt tràn đầy chính khí đang cúi đầu ho khan. Gã áo xám kia vội hỏi:
- Hầu gia sao lại ho thế? Đêm qua bị nhiễm phong hàn sao?
Lão nhân kia ngẩng đầu khoát khoát tay, ý bảo hắn không cần lo lắng. Tiếng vó ngựa lại lộc cộc vang lên, một thớt ngựa trong hàng chợt quay lại. Ngồi trên không phải binh lính mà là một công tử tuổi trẻ. Chỉ thấy chàng giục ngựa tới, hỏi:
- Làm sao vậy, Hầu gia có chuyện gì sao?
Dưới ánh dương, vị công tử tuổi trẻ này ngồi trên tuấn mã, lưng đeo trường kiếm, khuôn mặt trái xoan trắng như ngọc, vô cùng tuấn mỹ, quả thực không khác gì Phan An (1) tái thế. Gã áo xám khoát tay cười nói:
- Chỉ là viêm họng, không có việc gì.
Công tử trẻ tuổi khẽ gật đầu, không nói thêm mà giật dây cương thúc ngựa chạy lên phía trước.
Gã áo xám nhìn bóng lưng hắn, thầm nghĩ:
- Dương lang trung vẫn là như thế, mọi việc luôn luôn cẩn thận, ngay cả ho một tiếng cũng không được. Hắc hắc, có hắn trông coi chỗ này, ta sẽ nhàn nhã hơn rất nhiều!
Nghĩ đến đây khóe miệng liền mỉm cười. Hắn biết vị công tử này đến nay đã có bảy tám năm. Ngày thường công tử này thanh tao nho nhã hệt một người đọc sách. Kỳ thật một khi phát uy là lúc hai hàng lông mày cao cao vểnh lên. Hắc hắc, khi đó đối phương quả thật không phải thiện nam tín nữ gì.
Đang nghĩ thì một gã quan quân thấp giọng nói:
- Vi hộ vệ, tiểu cô nương kia đang làm gì đó? Sao cản đường chúng ta, chẳng lẽ muốn cáo trạng ai sao?
Hán tử áo xám chăm chú nhìn lại, thấy một thiếu nữ chạy ra đường, khuôn mặt đỏ bừng không biết muốn làm gì. Quan quân kia hừ một tiếng, đang muốn tiến lên thì gã áo xám liền vung tay, cười nói:
- Không có gì đáng ngại, ngươi đừng đi qua.
Quan quân kia bị cản thì ngẩn ngơ tại chỗ, cau mày nói:
- Hừ, thật sự không có gì sao?
Gã áo xám cười hì hì, khoát khoát tay bảo hắn lẳng lặng đứng quan sát.
Chúng quan sai không biết tiểu cô nương kia muốn làm gì nên đều dừng ngựa. Thiếu nữ kia đỏ bừng khuôn mặt, nhẹ nhàng bước phía công tử trẻ tuổi.
Thấy nàng lấy từ trong lòng ra một phong thư đưa tới, quan quân nọ ồ lên một tiếng, quay sang hỏi hán tử áo xám kia:
- Một phong thơ? Có việc gì vậy? Muốn vạch trần tội ác của ai sao?
Gã áo xám chưa trả lời, vị công tử trẻ tuổi đã cúi người tiếp lấy phong thư, nhìn nàng thì khẽ cười một tiếng. Thiếu nữ thấy khuôn mặt tuấn tú của chàng thì gương mặt thoáng chốc lại đỏ bừng, nhanh chóng quay người chạy vội đi.
Gã quan quân kia liền ngây dại ra. Xem thần sắc cử chỉ của thiếu nữ nọ đã đoán được bảy tám phần, gắt mắng một tiếng:
- Thì ra là việc này, ta còn tưởng có người cản đường cáo trạng!
Gã áo xám giơ roi cười to, hướng sang công tử kia nói:
- Dương lang trung a, ngươi mau mau thành thân là được rồi, đừng để các cô nương trong kinh phải mất hồn mất vía phát sầu vì ngươi nữa!
Công tử kia quay đầu lại, mỉm cười nói:
- Làm gì có chuyện này. Vi hộ vệ nói giỡn rồi.
Vừa nói hai chân thúc một cái, tuấn mã liền phi về phía trước.
Vẫn thấy các thiếu nữ khác quỳ trên mặt đất, khóe mắt vẫn hướng về phía bóng dáng vị công tử kia, xem hắn là đối tượng trong lòng ngưỡng mộ. Gã áo xám cười ha hả, nghĩ thầm:
“Hay ột Tư lang trung phong lưu, chỉ là trên phố mà đã làm tan nát vô số tâm hồn thiếu nữ. Thật sự là có lỗi a!”
Rốt cuộc vị công tử này là ai đây? Chàng chính là Dương Túc Quan, đang là Tư lang trung thuộc bộ Binh, con trai của một Ngũ phẩm đại học sĩ.
Cũng do hình dáng quá mức tuấn nhã, mỗi lần chàng ra ngoài đều gặp chuyện nữ nhân theo đuổi cầu hoan thế này. Những kẻ cuồng vọng trên giang hồ thấy dung mạo tuấn mỹ, liền cho chàng là thư sinh văn nhược trói gà không chặt. Kỳ thật nếu là người thông hiểu chuyện giang hồ, chỉ cần nhìn kỹ trường kiếm trên lưng chàng. Thấy mấy chữ khắc trên chuôi kiếm chắc chắn sẽ đưa ngón cái lên khen to một tiếng:
- Vậy mới tốt chứ!
Chỉ là sáu chữ “Thiếu Lâm Thiên Tuyệt thân truyền” mà thôi. Đơn giản nhưng hàm ý không thể trêu chọc nổi.
Đại đội nhân mã đang đi về phía trước, chợt nghe bên góc đường truyền đến tiếng ẩu đả. Một thanh niên miệng đầy máu tươi, toàn thân dơ bẩn đang la to.
Không biết đã xảy ra chuyện gì. Đám người ngạc nhiên dừng bước. Thấy thanh niên nọ ôm chặt một đại hán chạy tới đoàn nhân mã. Công tử trẻ tuổi khẽ nhíu mày, liếc mắt ra hiệu một cái. Thuộc hạ bên cạnh hiểu ý, đang muốn tiến lên quát hỏi thì đã thấy thanh niên kia ra sức ném đại hán trên tay bay ra.
Công tử nọ lấy làm kỳ, không biết hành động của đối phương có dụng ý gì.
Liền vào lúc này, trong đám người nơi góc đường bay ra một gã võ quan, thân hình chớp động nhảy lên không trung, vận khởi Ưng Trảo thủ chộp tới đại hán kia.
Hai hàng chân mày của vị công tử trẻ tuổi nhíu lại, nhẹ nhàng nói:
- Thì ra là người của Cẩm Y Vệ, sao lại chạy tới Ngõ Vương phủ gây náo loạn?
Võ quan kia nào phải là hạng lâu la tầm thường, chính là thống lĩnh An Đạo Kinh. Lúc này hắn bay người lên là muốn bắt giữ Ngũ Định Viễn, liền thấy tánh mạng của danh bộ Tây Lương sắp lâm nguy. Đám người Trác Lăng Chiêu ở một bên, thấy hắn muốn chiếm công đầu nhưng không kịp ngăn cản.
Mắt thấy An Đạo Kinh sắp đắc thủ, bỗng nhiên một thanh trường kiếm nghiêng nghiêng đâm tới. Chiêu số thuần chính, khí thế ngất trời. An Đạo Kinh thân đang ở giữa không trung, bất ngờ bị chiêu kiếm này công tới thì không cách nào né tránh, đành rút đao tung ra một chiêu "Hồi Thiên Tước Địa" cản một kiếm đang tới kia.
An Đạo Kinh rơi xuống đất, nhanh chóng nhìn xem ai dám ra tay ngăn cản, thấy là một vị công tử trẻ tuổi. Trong nháy mắt chàng đưa tay nhẹ ngàng ôm lấy Ngũ Định Viễn, hạ xuống rồi giao cho người bên cạnh.
An Đạo Kinh giận dữ mắng một tiếng, chỉ tay hét lớn:
- Các người mau giao khâm phạm quan trọng ra đây, nếu không sẽ xử tội đồng lõa!
Vừa nói vừa hoành đao chắn ngang đường đi.
Từ trong đám người lại vang lên giọng nói bình thản nhưng đầy nghiêm nghị của công tử trẻ tuổi nọ:
- An thống lĩnh, Liễu đại nhân chúng ta chính là đương kim Chinh Bắc Đại Đô Đốc, tước ban Thiện Mục Hầu, là Thái tử Thái bảo. Liễu đại nhân quan cao chức trọng, được ngồi xe ngọc của bệ hạ, há có thể bị kinh động? Chúng ta có trách nhiệm hộ giá, không biết An đại nhân sao lại trách cứ như thế?
An Đạo Kinh thấy người này bộ dáng anh tuấn, khuôn mặt tuấn mỹ mang theo vài phần quan vị, liền nhận ra đây chính là nhi tử của Ngũ phẩm Đại học sĩ đương triều, là bộ Binh Tư lang trung Dương Túc Quan. Nghe nói người này từ nhỏ đã ở Thiếu Lâm Tự, võ công rất cao. Còn trẻ mà đã đăng khoa, chưa tới ba mươi đã đậu Tiến sĩ, chính là kỳ tài văn võ song toàn. Nhân vật như thế An Đạo Kinh không thể không nể mặt, liền khom người chắp tay nói:
- Dương đại nhân, kẻ người vừa bắt được không phải hạng tốt lành gì, chính là đào phạm cùng hung cực ác hết sức quan trọng. Xin giao người để bổn quan gấp rút áp giải đi.
Dương Túc Quan lắc đầu mấy cái, nói:
- An thống lĩnh. Nơi này là Ngõ Vương phủ, chuyện tra hỏi đuổi bắt trước nay đều do nha môn Trực Lệ cùng Kỳ Thủ Vệ trực tiếp lãnh trách nhiệm, sao dám làm phiền đến thống lĩnh Cẩm Y vệ đại giá? Đợi chúng ta tra hỏi nhân phạm rồi thương nghị cũng không muộn.
An Đạo Kinh nghe chàng lên tiếng cự tuyệt thì hừ một tiếng nặng nề, trong bụng phẫn nộ nhưng đành thúc thủ vô sách, trầm ngâm suy nghĩ:
- Tiểu tử Dương Túc Quan này nói thế nào cũng là nhân vật số một trong triều, lão tử nhà hắn lại là Đại học sĩ. Ngay cả Giang Sung Giang đại nhân cũng phải nể mặt mũi, xem ra không thể dùng sức mạnh.
An Đạo Kinh thấy tình thế bất lợi, đừng nói là không đắc tội nổi Chinh Bắc Đại Đô Đốc. Chỉ riêng Dương Túc Quan trước mặt này cũng phải cẩn thận ứng phó. Trong lòng suy tính thiệt hơn, hắn chần chờ chốc lát rồi cho đao vào vỏ, quay đầu nhìn lại Trác Lăng Chiêu.
Trác Lăng Chiêu mỉm cười, trong lòng rõ ràng Thiện Mục Hầu Liễu Ngang Thiên tuyệt đối không tầm thường. An Đạo Kinh là thống lĩnh Cẩm Y Vệ nên không thể trở mặt động thủ cùng triều thần, đành phải dựa vào võ công cao cường của y, lại không bị chức quan ràng buộc nên có thể dụng lực bắt người. Chỉ là mắt thấy An Đạo Kinh kiểu cách nhà quan hung hăng càn quấy đã nhiều, giờ gặp đại phiền toái lại muốn một dân đen như y giúp thì thực là vô sỉ.
Có điều trước mắt không nên so đo cùng loại tiểu nhân này. Lấy đại cục làm trọng, Trác Lăng Chiêu chậm rãi đi đến. Y còn chưa mở miệng đã kinh động đến Liễu Ngang Thiên. Trong bọn thị vệ có người hiểu chuyện giang hồ, đã nhận ra y là chưởng môn nhân của Côn Luân Sơn, vội đi tới thấp giọng thì thầm bên tai Dương Túc Quan.
Dương Túc Quan nghe lai lịch người này thì thầm kinh ngạc, lại thấy thân ảnh đối phương tùy ý lướt qua, hai chân không khép không hở, khí thế phi phàm xác thực có chỗ hơn người, liền ngưng thần lưu ý.
Trác Lăng Chiêu tươi cười chân thành, chắp tay nói:
- Dương lang trung đại nhân, nam tử vừa rồi ngài bắt được chỉ là một đệ tử của tiểu nhân, tâm địa vô cùng xấu xa, nhiều lần xông vào quấy rối trong kinh thành. Không dám quấy nhiễu đến Liễu đại nhân, xin hãy giao hắn lại để tiểu nhân mang về trách phạt, coi như giúp các vị đại nhân hả tức giận.
Mọi người thấy người này nói chuyện khiêm tốn như một học trò nơi hương thôn, ai ngờ lại là Côn Luân chưởng môn chân nhân danh chấn thiên hạ. Có điều người này đang an ổn ở Côn Luân Tây Cương, sao lại đến Ngõ Vương phủ chém chém giết giết làm gì? liệu trong chuyện này còn có ẩn tình gì chăng?
Dương Túc Quan nghe thì bất động thanh sắc, thản nhiên nói:
- Hóa ra vị này là đệ tử của tiên sinh, nhưng sao vừa rồi An Thống lĩnh lại nói là đào phạm, rốt cuộc là thế nào? Đợi ta tra rõ rồi nói sau.
Trác Lăng Chiêu nghe đối phương không muốn giao người liền cười ha hả, nói:
- Vừa rồi xem Dương đại nhân xuất kiếm tinh diệu, công lực phi phàm, không hổ là được chân truyền của Thiên Tuyệt lão tăng ở Thiếu Lâm. Nếu không có gì cố kỵ, tiểu nhân muốn mời Dương lang trung chỉ điểm một chút.
Trác Lăng Chiêu hành tẩu giang hồ nhiều năm, nhìn kiếm đã biết lai lịch của Dương Túc Quan, lập tức có ý gây chiến dùng vũ lực cướp đoạt.
Dương Túc Quan ồ một tiếng, nghe lời Trác Lăng Chiêu là có ý muốn cường ngạnh đồi người, liền thương nghị cùng mấy người bên cạnh:
- Rốt cuộc người chúng ta bắt được có lai lịch ra sao? Sao lại đi trêu chọc mấy hung thần ác sát này?
Hán tử áo xám tiến lên nói:
- Trác Lăng Chiêu xưa nay không đến Trung Nguyên, giờ lại xuất hiện tất có đại sự. Chúng ta đừng vội giao người, tìm hiểu tình hình trước rồi tính sau.
Nam tử áo xám họ Vi này là một tráng hán xuất thân giang hồ, kiến văn quảng bác. Trước giờ được Liễu Ngang Thiên coi trọng, lại thêm võ nghệ inh. Đám người Dương Túc Quan rất kính trọng. Nghe gã nói thì tất cả đều gật đầu.
Dương Túc Quan nói:
- Vi tiên sinh nói rất đúng, đám người Cẩm Y Vệ trước nay chỉ lo hãm hại trung lương, chưa từng làm được việc gì công bằng. Người trong tay chúng ta chắc chắn là bị bọn hắn mưu hại, mới gặp tai họa thế này.
Một gã quan quân thấy sắc mặt đám người Trác Lăng Chiêu âm trầm, như đang đợi lệnh tiến lên bắt người, liền cau mày nói:
- Nói thì nói như thế, các ngươi xem bọn chúng ai nấy như lâm đại địch, sợ là muốn chặn đường cướp người, chúng ta phải làm thế nào?
Vi Tử Tráng cười lạnh nói:
- Cho dù Cẩm Y Vệ có bá đạo hơn gấp mười lần cũng không làm gì được chúng ta. Nếu thật muốn tới đây cường đoạt, bằng vào trăm người chúng ta ở đây, người đông thế mạnh lại biết võ công, xem bọn hắn có thể làm gì? Ta chỉ sợ tranh phong…sẽ kinh động đến Liễu Hầu gia.
Trác Lăng Chiêu thấy mấy người kia ngươi một lời ta một câu không dứt, liền cười nói:
- Dương đại nhân, ngài là quan viên quan trọng của triều đình, thân thể ngàn vàng đương nhiên không cần so đo cùng tiểu nhân. Nếu ngươi không muốn động thủ, chỉ cần phân phó một tiếng. Đem trả lại tên đệ tử của tệ phái để ta mang về trách phạt, ngày sau Trác mỗ nhất định sẽ đích thân lên đỉnh Thiếu Thất tỏ lòng cảm tạ, như thế được chăng?
Ngụ ý của Trác Lăng Chiêu rất rõ ràng. Chỉ cần Dương Túc Quan chiếu theo quy củ giang hồ, nể thể diện của y mà giao Ngũ Định Viễn ra, sẽ không để cho song phương phải khó xử.
Dương Túc Quan đang muốn đáp lời, Vi Tử Tráng đã tiến lên cười lạnh:
- Trác chưởng môn, Dương đại nhân chúng ta xuất thân khoa cử, lại là đại thần đương triều, dù có tập qua vài năm võ nghệ nhưng không phải người trong giang hồ. Ngươi không cần dùng những lời này khích hắn. Nếu ngươi không lui thì chớ trách đao thương của quan quân chúng ta không có mắt, đến lúc đả thương đệ tử Côn Luân thì hối hận cũng không kịp!
Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Ta tưởng là ai, hóa ra là Vi đại hiệp của Võ Đang Sơn. Đã lâu không gặp, Vi đại hiệp không còn là “Ngô Hạ A Mông” (2) của ngày xưa nữa. Mở miệng ra là qui củ nhà quan, ngay cả giọng Hồ Bắc cũng sửa lại. Chậc chậc, quả là khâm phục.
Tiền Lăng Dị ở một bên thấy ngữ khí của chưởng môn lộ vẻ chê cười, vội vàng tiếp lời:
- Chưởng môn, người còn gọi người ta là Vi đại hiệp, người ta có thể không vui đó. Người nhìn xem đã người ta béo ục ịch thế kia, đã ra dáng lắm rồi. Nên xưng hô một tiếng Vi đại nhân, nếu không xưng là Vi hộ vệ cũng không kém hơn là bao!
Hai người nói chuyện đều mỉa mai hán tử áo xám không tuân theo quy củ giang hồ. Lời lẽ chanh chua như vậy sao Vi Tử Tráng không nghe ra chứ? Hắn chỉ biết trừng mắt tức giận, mặt mũi tràn đầy phẫn nộ.
Hóa ra người trong võ lâm sau khi tập được một thân võ nghệ, đa số đều đầu nhập vào triều đình. Hầu hết các võ quan đều xuất thân từ các môn phái giang hồ. Chỉ là khi gặp lại người trong giang hồ vẫn dùng luật lệ giang hồ đối đãi với nhau, có ý rằng bản thân không quên nguồn gốc. Vi Tử Tráng xuất thân danh môn đại phái, là đệ tử được chân truyền của Huyền Vũ Quán trên Võ Đang Sơn từ thuở nhỏ, có tuyệt kỹ Bát Quái Du Thân Chưởng cực kỳ lợi hại. Hắn đã làm hộ vệ bên cạnh Thiện Mục Hầu như hình với bóng hơn mười năm, được chủ nể trọng mà lấy làm tự hào. Ai ngờ lúc này nói vài câu giọng quan đã bị môn nhân Côn Luân chê cười, khiến hắn thành người vô sĩ quên nguồn gốc, bảo sao hắn không hắn tức giận cho được?
Vi Tử Tráng hừ một tiếng khinh miệt, quay đầu lại nói với chúng hộ vệ:
- Chúng ta đi, không cần để ý đám người ngông cuồng này.
Mọi người đáp ứng một tiếng rồi nhao nhao lên ngựa, đang định giật cương nhưng Trác Lăng Chiêu vẫn không nhúc nhích, ung dung hoành đao đứng chắn trên đường.
Vi Tử Tráng thấy bộ dáng ý thì lập tức quát:
- Chúng tướng cài tên! Kẻ nào cản đường, giết không tha!
Chúng quân liền cao giọng đáp ứng, riêng phần hắn cũng giương cung cài tên sẵn sàng ứng chiến.
-----
Chú:
(1) Sử sách Trung Hoa đời nào cũng ghi danh rất nhiều mỹ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Dù số lượng khiêm tốn hơn nhưng những mỹ nam nổi tiếng về dung mạo cũng được khắc họa đậm nét và trở thành biểu tượng sinh động được nhiều người đời sau nhắc đến.
Điểm chung của những mỹ nam này là không chỉ đẹp mà còn có tài năng, khí chất hơn người, nên mới được nhắc đến và trở thành biểu tượng cho cái đẹp của giới mày râu. Tuy nhiên, dù có vinh hiển chốn quan trường hay oai hùng nơi trận mạc, cuối cùng hầu hết các mỹ nam đều có kết cục bi thảm: bị giết bằng những phương thức tàn độc như ép uống độc dược, xử trảm hoặc tru di tam tộc... Thậm chí có người phải chịu những cái chết tức cười hoặc chết già nơi xó nhà không ai biết đến. Thế mới biết câu người xưa thường nói "hồng nhan bạc phận" không chỉ ứng vào số kiếp những mỹ nữ mà cả những người đàn ông quá đẹp cũng không tránh khỏi.
Đứng đầu danh sách những mỹ nam của Trung Hoa cổ đại phải kể đến cặp đôi Phan An – Tống Ngọc, nói như nhiều người đời sau, nếu thời của Phan An – Tống Ngọc có thi Hoa vương thì chắc chắn hai vị này đoạt giải. Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp, các tác giả cũng thường so sánh nhân vật của mình “mạo tỷ Phan An”, “ngọc diện Phan An” hay “Tống Ngọc tái thế”… nhằm cho độc giả hình dung ra vẻ đẹp dị thường của nhân vật.
Phan An - 'Hoa vương cổ đại' mê hoặc từ thiếu nữ đến 'nạ dòng'
Phan An (tên khác là Phan Nhạc), là người Hà Nam, sống vào thời Tây Tấn, được xem như một kỳ nhân của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Phan An dung mạo rất đẹp, tinh thần và bản lĩnh cũng được ca ngợi, trong dân gian có câu: “mặt tựa Phan An” để miêu tả những người đàn ông đẹp.
docbao /NewsMedia/assets%5Cimage_20110913/XHHung.jpg
Phan Anh qua nét vẽ của hậu thế.
Có rất nhiều giai thoại xung quanh vẻ đẹp của người đàn ông này. Phan An ở thành Lạc Dương, mỗi lần cưỡi xe ra ngoài chơi đều bị phụ nữ từ trẻ đến già chạy theo xem mặt, nhiều đến nỗi chàng không dám bước ra khỏi xe. Nhiều thiếu nữ quá si mê đã ném đầy hoa quả vào xe của chàng nên cứ mỗi lần trở về thì xe đầy những quả chín. Từ đó mà trong dân gian có câu nói “ném quả đầy xe”, được áp dụng cả trong văn chương để chỉ sự hâm mộ cái đẹp.
Dân gian còn thêu dệt nên một giai thoại về Phan An (cũng tương tự như giai thoại về nàng Tây Thi bị Đông Thi bắt chước): Vì vẻ đẹp của Phan An quá nổi tiếng, có một người dung mạo cực kỳ xấu xí tên là Trương Mạnh Dương cũng bắt chước dáng điệu Phan An và đi ra ngoài thành chơi, nhưng mỗi lần ra khỏi cửa thì các chị em đều nhổ nước bọt, ném đá vào xe của anh ta. Thế là, xe của anh ta chất đầy đá mà trở về.
Phan An mặc dù đẹp không đối thủ nhưng lại là một người đàn ông chung tình rất mực. Đính hôn từ năm hơn mười tuổi, đối với người vợ kết tóc xe tơ họ Dương, chàng hết sức thủy chung. Dương thị mất năm Nguyên Khang thứ 8 (298) khiến Phan An đau buồn triền miên, viết nên những bài từ điếu vong chứa đầy tình cảm son sắt keo sơn, và đây cũng chính là những bài hay nổi tiếng trong mảng đề tài này.
Vẻ đẹp của Phan An càng nổi tiếng vì chàng còn là một người tài hoa, văn chương thiên phú. Nhưng cuộc đời Phan An không tươi sáng như gương mặt được mọi người ái mộ. Càng trưởng thành, tài năng của Phan An càng xuất chúng, chàng bước vào quan lộ và cũng gặp nhiều thăng trầm. Cuối đời, Phan An rơi vào vòng xoáy của những âm mưu lớn trong triều đình, bị đổ tội tạo phản dẫn đến cơn loạn Bát vương và bị tru di tam tộc.
Tống Ngọc - chàng mặt đẹp xảo ngôn
Được xếp ngang hàng với Phan An về "nhan sắc", Tống Ngọc là một trong hai đại mỹ nam nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù luôn được hậu thế ca tụng về vẻ đẹp khác người nhưng rất khó tìm thấy trong sử sách những miêu tả cụ thể về vẻ đẹp của mỹ nam này. Tống Ngọc nghiễm nhiên được người đời trao vương miện và trở thành hình tượng lớn mỗi khi nhắc đến vẻ đẹp của phái mày râu.
docbao /NewsMedia/assets%5Cimage_20110913/XHHung1.jpg
Tống Ngọc qua nét vẽ của hậu thế có phần yểu điệu, phù hợp với miêu tả về tài ăn nói khéo léo đến mức xảo ngôn.
Hai từ “mỹ nam” miêu tả Tống Ngọc duy nhất xuất hiện trong bài phú “Đăng Đồ Tử háo sắc”: Đăng Đồ Tử bẩm báo Sở Vương rằng Tống Ngọc là một mỹ nam, rất biết ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để hắn đến hậu cung. Nghe như thế, Tống Ngọc liền xin Sở Vương công tâm suy xét, xem anh ta với Đăng Đồ Tử ai háo sắc hơn.
Tống Ngọc nói: "Mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở. Mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần. Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần Đông Lân. Cô hàng xóm xinh đẹp này nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa thêm ít phấn thì quá trắng, thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng. Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy quan tâm đến thần suốt ba năm mà thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại, Đăng Đồ Tử có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần”.
Miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm như vậy đã làm cho Sở Vương đúng sai lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Từ đó, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, đời sau thường nhắc đến ba chữ “Đăng Đồ Tử” để chỉ những phường háo sắc.
Cũng như Phan An, Tống Ngọc rất giỏi thơ phú, tương truyền là đệ tử của Khuất Nguyên và tác phẩm tiêu biểu “Cửu biện” của Tống Ngọc được đánh giá là “ngang cơ” với “Ly Tao” của Khuất Nguyên trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhưng Tống Ngọc không có duyên với quan trường, đến cuối đời cũng chưa từng được làm chức quan gì dù là nhỏ nhất, phải về quê sống nương vào ruộng vườn đến lúc chết già không được ai biết tới.
(2) Ngô hạ a mông (吴下阿蒙): "Ngô hạ" chỉ Đông Ngô, hiện chính là Giang Tô ở phía nam sông Trường Giang。"A mông" chỉ Lã/Lữ Mông đại tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc, kẻ đã dùng kế đánh bại và bắt được Quan Công.
Lữ Mông (178 - 219.AD), tự Tử Minh. Lữ Mông là một trong những trụ cột phò tá Đông Ngô từ rất sớm, lập được nhiều chiến công rất được Tôn Quyền tin tưởng trọng dụng. Trong chiến dịch Xích Bích, Lữ Mông là người cực lực phản đối chủ trương hàng Tào, kiên quyết tử chiến.
Do xuất thân nghèo khổ, Lữ Mông ko có điều kiện học hành nhiều, chủ yếu tiến thân bằng võ nghiệp, đánh trận chém giết. Tôn Quyền khuyên Lữ Mông dù việc quân có bận rộn đến đâu thì cũng nên giành ít thời gian đọc sách để có kiến thức, biết chữ nghĩa. Lữ Mông ngẫm thấy có lý nên nghe theo, điều không ngờ là Lữ Mông không những học để biết chữ mà còn trở thành một bậc quân sư đa mưu túc kế. Chính điều này khiến cho Lỗ Túc, người trước đây rất coi thường Lữ Mông đã phải thay đổi cách nhìn, nến mới khen: "Ngài không còn là A Mông bên bờ Giang Đông nữa. Lữ Mông cười đáp "Kẻ sỹ ba ngày không gặp nhau thì nên rửa mắt mà nhìn (Quát mục tương khán)". Từ đó các câu "Ngô hạ a mông" và "Quát mục tương khán" được lưu truyền hậu thế.
Câu "Ngô Hạ A mông" nếu dùng để chỉ người khác, thì có ý nói người đó có sự biến hóa rất lớn, tiến bộ rõ ràng. Ngoài ra cũng có thể dùng cho chính bản thân người nói, ý chỉ mình không có tiến triển gì, nhưng phải đổi ngược lại thành câu "A Mông Ngô Hạ".
Lúc này, đám người phái Côn Luân thấy cuộc đối thoại tan vỡ, hai bên trở thành thế đối đầu. Sợ chưởng môn chịu thiệt nên định chạy vào trong tràng đấu. Trác Lăng Chiêu lại mỉm cười, ý bảo bọn hắn lui ra. Cục diện trước mắt hung hiểm dị thường nhưng y vẫn một bộ không để tâm. Vi Tử Tráng ngồi trên ngựa, cao giọng nói:
- Trác chưởng môn, ngươi mau chóng nhường đường, không ai được ngăn trở xa giá của Liễu đại nhân. Nếu như chấp mê bất ngộ, đừng trách ta không nói đạo nghĩa giang hồ!
Mấy câu này đã tỏ rõ uy thế nghiêm khắc, không chút lưu tình.
Bỗng một thanh âm già nua vang lên:
- Xảy ra chuyện gì? Sao lại nhiễu loạn thế này?
Mọi người đưa mắt nhìn lại, thấy một lão nhân tóc bạc ngồi trên lưng ngựa chậm rãi đi đến. Chính là Thiện Mục Hầu Liễu Ngang Thiên.
Trác Lăng Chiêu thấy thời cơ tới, lợi dụng chốc lát khi Liễu Ngang Thiên đang nói chuyện thì phi thân về hướng lão, thân pháp cực nhanh khiến mọi người đều kinh hãi. Chúng hộ vệ nhao nhao giương cung nhằm Trác Lăng Chiêu mà bắn. Trong tiếng dây cung vun vút, vạn tên như mưa bắn tới Trác Lăng Chiêu.
Trác Lăng Chiêu trên không trung nhưng không hề sợ hãi, thân hình cấp tốc xoay tròn như con vụ. Hai tay áo phồng lên tạo ra một trận kình phong mạnh mẽ, đẩy hàng trăm hàng ngàn mũi tên kia bắn ngược về chúng quân sĩ. Mọi người không ngờ được biến cố bực này, thoáng chốc trúng tên bị thương la liệt. Mấy gã hộ vệ liều chết ngăn trước Liễu Ngang Thiên càng trúng không ít, máu tươi chảy ra không dứt.
Vi Tử Tráng không ngờ Trác Lăng Chiêu sử ra chiêu thức này, vừa sợ vừa giận bay lên khỏi yên ngựa, hai tay vận mười thành chưởng lực muốn đánh gục Trác Lăng Chiêu tại chỗ. Vi Tử Tráng xưa nay ra tay rất có chừng mực, rất ít khi hạ sát thủ. Có điều giờ phút này an nguy của chủ nhân như chỉ mành treo chuông, không thể hạ thủ lưu tình.
Trác Lăng Chiêu thân còn đang trên không trung, đã nghe sau ót có tiếng hít thở thẩm trọng, biết Vi Tử Tráng dụng một thân công lực kích đến. Y không có ý so đấu chưởng lực liền khí trầm đan điền, hóa thành một ánh cầu vồng gấp gáp hạ xuống đất. Lúc này Vi Tử Tráng đã xuất chưởng, thân hình khó có thể chuyển hoán, chưởng này liền đánh vào hư không.
Trác Lăng Chiêu chân giẫm mạnh trên mặt đất, liền như cá chạch len lỏi xuyên vào giữa đám quân sĩ. Chúng quân sĩ hô to gọi nhỏ la hét nhưng không thể nào đả thương được y. Trác Lăng Chiêu lách vào trong này, đám người sợ ngộ thương đồng bạn nên binh khí trên tay không dám xuất lực. Trác Lăng Chiêu tận dụng tình thế tả xung hữu đột, chỉ trong nháy mắt đã mạnh mẽ tiến đến bên Liễu Ngang Thiên. Chúng hộ vệ giật mình, cuống quít vây chung quanh bảo hộ cho chủ, đều sợ thủ đoạn sét đánh không kịp bưng tai của Trác Lăng Chiêu.
Liễu Ngang Thiên liếc thấy cảnh này, tuy là lão tướng chinh chiến vạn dặm mà cũng giật mình, lập tức cao giọng nói:
- Vị tráng sĩ này thân thủ thật inh, sao lại cản trở tọa giá của bổn tướng quân?
Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Đã làm Tướng quân sợ hãi. Tiểu dân không có ý khác, chỉ muốn mượn Tướng quân nói chuyện một chút.
Ngụ ý chính là muốn bắt cóc Liễu Ngang Thiên. Liễu Ngang Thiên nghe y nói cuồng vọng như thế chỉ hừ một tiếng.
Chợt nghe một tiếng hét lớn rồi kiếm quang chớp động, hàn tinh lấp lóe giống như Thiên Nữ Tán Hoa công tới Trác Lăng Chiêu. Trác Lăng Chiêu ngẩng đầu nhìn lại, ra là Dương Túc Quan đã ra chiêu. Chiêu này bao phủ khắp bảy đại huyệt trên người Trác Lăng Chiêu, gọi là "Bồ Đề Tam Thập Tam Thiên Kiếm". Một chiêu bảy thức, mỗi thức ẩn tàng bảy kiếm, mỗi kiếm hạ lạc bảy phương vị. Toàn bộ có ba trăm bốn mươi ba kiểu biến hóa, quả thực hiểm ác vô cùng.
Trác Lăng Chiêu biết lợi hại của chiêu này, không dám chính diện đón đỡ mà né sang bên cạnh, tránh đi kiếm khí lợi hại tuyệt luân của Dương Túc Quan. Trác Lăng Chiêu trời sinh tính tình cao ngạo, lúc này phải tránh né đủ thấy Thiếu Lâm kiếm pháp chính tông uy lực tới dường nào. Dương Túc Quan thấy Trác Lăng Chiêu né tránh thì lập tức gia thế công. Một kiếm không trúng, cổ tay chàng lập tức rung lên. Mũi kiếm hóa thành bảy đóa kiếm hoa phong tỏa chặt chẽ Trác Lăng Chiêu trong vòng ba thước, trong kiếm quang soàn soạt chỉ thấy bảy đóa kiếm hoa lớn nhỏ cấp tốc đánh tới Trác Lăng Chiêu.
Trác Lăng Chiêu ngưng mắt nhìn kỹ, mắt thấy mũi kiếm công tới bảy chỗ hiểm yếu trên thân nhưng y không có binh khí, thật sự không cách nào ngăn cản. Mắt thấy tránh không được, Trác Lăng Chiêu đột nhiên quay như chong chóng, thân hình liền bay lên cao vài thước, né tránh thế công dày đặc của Dương Túc Quan.
Dương Túc Quan thấy trong khi né tránh thì thân pháp của y tinh xảo, vô cùng tuyệt diệu liền khen một tiếng:
- Hay ột chưởng môn Côn Luân, được lắm!
Dương Túc Quan lần thứ hai ra tay không trúng đích, lúc này ngắm chuẩn nơi Trác Lăng Chiêu nhảy lên rồi vận khởi kiếm quyết. Thoáng chốc mũi kiếm huyễn ra bốn mươi chín ánh sao sắc nhọn, xoạt xoạt nhẹ vang đâm tới chân Trác Lăng Chiêu. Đây là tuyệt chiêu chí cao vô thượng trong Bồ Đề Tam Thập Tam Thiên Kiếm. Một kiếm không trúng thì chuyển tới công bảy phương vị, bảy phương vị không trúng lại công tới bảy bảy bốn mươi chín điểm yếu trên người đối thủ, liên tục không dứt như núi non lởm chởm thay nhau mọc lên nơi Thất Thiếu Sơn, không có điểm dừng.
Trác Lăng Chiêu người giữa không trung không thể mượn lực, thấy Dương Túc Quan tái khởi sát chiêu nhưng thân hình đang rơi xuống nên không chỗ trốn. Chỉ thấy kiếm quang soàn soạt dưới chân, kiếm khí sắc nhọn như dao đan thành lưới, trong chốc lát nữa là sẽ xoắn người y thành thịt nát. Đám người Côn Luân thấy chưởng môn ngộ nạn đều lớn tiếng kinh hô, bất quá cả đám lại không dám xuất thủ tương trợ. Một là sợ chưởng môn không thích, hai là đã trễ rồi. Đám người liếc mắt nhìn nhau, không biết phải làm sao cho phải.
Trác Lăng Chiêu thấy tình huống nguy cấp, trong lúc cấp bách vội cởi dây lưng bên hông, dùng sức quất tới Dương Túc Quan. Dương Túc Quan chỉ thấy tiếng gió rít gào trước mắt. Không thể ngờ dây lưng nhẹ hều thế kia, khi Trác Lăng Chiêu vung lên thì ẩn hàm cự lực ngàn cân, giống như một sợi xích sắt quất tới trước mặt chàng.
Dương Túc Quan liền trầm vai hạ khuỷu tay, hồi kiếm trở lại tự cứu, tránh được một kích chính diện nhưng chiêu thức hai người tương giao. Trường kiếm trên tay Dương Túc Quan chỉ bị dây lưng khẽ quét qua mà bị chấn đến cong đi một chút, hổ khẩu cũng mơ hồ tê dại.
Đến khi Trác Lăng Chiêu rơi xuống đất, trên dây lưng đã có cả ngàn lỗ thủng. Là bị Dương Túc Quan dùng "Bồ Đề Tam Thập Tam Thiên kiếm", tính riêng từng thức đã đâm thủng mấy chục cái lỗ nhỏ. Kiếm pháp Thiếu Lâm quả thật đáng sợ.
Trác Lăng Chiêu quát to một tiếng khoan khoái, khen:
- Dương đại nhân võ công phi phàm, không hổ là quan môn đệ tử của Thiên Tuyệt Tăng.
Dương Túc Quan nói:
- Trác chưởng môn nếu nể mặt gia sư, chúng ta ngừng đấu được chăng?
Trác Lăng Chiêu mỉm cười nói:
- Tại hạ không dám đấu cùng Dương đại nhân, chỉ cần Dương đại nhân thả tiểu đồ ra. Ngày sau bổn tọa sẽ đăng sơn xin lỗi, tuyệt không dám đắc tội.
Dương Túc Quan lắc đầu nói:
- Trác chưởng môn, ngươi vừa tiếp ta ba kiếm, đủ biết võ công của ta không chỉ như thế. Nếu ngươi vẫn cậy mạnh bức người, khiến ta phải xuất sử tuyệt học bổn môn. Đến lúc đó đao kiếm không có mắt, sẽ làm tổn thương hòa khí của hai phái chúng ta.
Trác Lăng Chiêu cười ha hả nhưng trong lòng vô cùng tức giận. Từ khi y xuất đạo đến nay, còn chưa có người nào dám công khai uy hiếp như thế. Dù là đấu cùng cao thủ như Linh Âm Thiếu Lâm, cũng chỉ có bản thân y đùa giỡn người khác. Chỉ là một tên nhãi ranh mà cũng dám dõng dạc khoác lác trước mặt y sao?
Đối phương là mệnh quan triều đình nên không thể sát hại, nhưng nếu hôm nay không thể dạy cho hắn xấu mặt một phen, truyền ra ngoài thì ngày sau y còn mặt mũi nào gặp người trong giang hồ đây?
Trác Lăng Chiêu buộc lại dây lưng, mỉm cười nói:
- Dương đại nhân nói không đành lòng tổn thương tình nghĩa hai phái, ta xem là quá lo lắng. Đến nay gót ngọc của Linh Âm đại sư quý phái vẫn còn đang nấn ná nghỉ chân ở phái ta. Đã có đại sư bảo giá quang lâm, tình nghĩa hai phái Thiếu Lâm Côn Luân tất nhiên ngày càng thêm sâu đậm, sao lại có chuyện tổn thương hòa khí ở đây? Theo như ta thấy, Dương đại nhân đã muốn luận bàn kiếm pháp cùng bổn tọa, không ngại thì ra chiêu chỉ giáo.
Sự tình Linh Âm đại sư thất tung tại Tây Lương vốn đã chấn động võ lâm, Dương Túc Quan tất nhiên biết rõ. Giang hồ truyền rằng Linh Âm đã bị môn nhân phái Côn Luân bắt giữ, không ngờ Trác Lăng Chiêu lại thẳng thắng thừa nhận chuyện này ở đây. Xem ra Trác Lăng Chiêu đa mưu túc trí, đây một là muốn chọc giận chàng, thứ hai là muốn lợi dụng thời cơ tuyên dương uy vọng Côn Luân Sơn, chèn ép thanh danh của Thiếu Lâm Tự, dụng tâm quả thực là âm độc.
Dương Túc Quan không muốn tốn nhiều miệng lưỡi đôi co, chàng điềm nhiên nói:
- Trác chưởng môn thật khéo nói, sự tình về Linh Âm sư huynh sẽ có phương trượng bổn phái ra mặt, không tới phiên Dương mỗ lên tiếng. Chỉ là với thân phận của Trác chưởng môn, nếu đã có ý chỉ điểm kiếm pháp, vậy tại hạ cung kính không bằn tuân mệnh.
Lập tức hít sâu một hơi, vẽ nên một đóa kiếm hoa rồi cất cao giọng nói:
- Trác chưởng môn, kiếm tiếp theo ta sử là thức cuối cùng trong Lạt Ma kiếm pháp, tên gọi là “Niết Bàn Vãng Sinh (1)”. Chiêu này tổng cộng có ba trăm bốn mươi ba kiếm. Gia sư từng nói nó hung ác tàn lệ, đương thời không có người nào ngăn cản nổi. Lệnh cho ta trước khi ra chiêu cần phải phụng cáo cho đối thủ, làm cho hắn biết lạc đường mà quay đầu.
Chúng môn nhân Côn Luân nghe Dương Túc Quan nói cuồng vọng như vậy thì nhao nhao tức giận mắng:
- Con mẹ nó, tiểu tử phóng rắm thúi quá!
- Về bảo sư phụ ngươi là miệng chó của hắn sao mọc được ngà voi!
- Đương thời sư tôn ta là vô địch, sư đồ tiểu tử ngươi mới là hạng ếch ngồi đáy giếng!
Trong khi mọi người tức giận ở một bên mắng chửi, Trác Lăng Chiêu hì hì cười nói:
- Bổn tọa đã từng này tuổi đầu, nếu ta lạc lối thì sẽ về nơi nào? Đại nhân, xin xuất chiêu đi!
Thần sắc Dương Túc Quan ngưng trọng, khẽ khom người bái về hướng nam. Vi Tử Tráng, Kim Lăng Sương, An Đạo Kinh cùng các võ lâm cao thủ đứng ở một bên đồng loạt xôn xao. Đều biết môn nhân Thiếu Lâm trước khi giết người phải hướng về Thiếu Thất Sơn cầu xin tha thứ. Xem ra lần này Dương Túc Quan đã động sát cơ.
Trác Lăng Chiêu thân là chưởng môn một phái, đương nhiên kiến văn quảng bác, sao lại không biết đến danh tiếng của "Niết Bàn Vãng Sinh". Các cố lão võ lâm tương truyền rằng, khi xưa có một lần Thiếu Lâm Thiên Tuyệt Tăng ra chiêu "Niết Bàn Vãng Sinh" này đã phụng cáo đối thủ, để đối phương biết khó mà lui, buông kiếm nhận thua để tránh lão sát sinh quá mức. Về sau, chỉ cần Thiên Tuyệt Tăng nói ra bốn chữ “Niết Bàn Vãng Sinh”, không người nào trên giang hồ có can đảm tái chiến. Có thể nói gần ba mươi năm nay, Thiếu Lâm tự nổi danh nhất là chiêu này. Nó là tuyệt học bí truyền của Thiên Tuyệt Tăng đại sư, ngoài lão thì không người nào luyện được. Không ngờ lại truyền cho Dương Túc Quan.
Dù là như thế, nhưng uy danh Trác Lăng Chiêu cũng đâu có nhỏ chút nào, dù có là Thiên Tuyệt Tăng đích thân đến há có thể dừng tay? Huống chi trước mắt chỉ là một tiểu tử không quá hai mươi. Đường đường là chưởng môn một phái lại yếu thế e ngại hay sao?
Trác Lăng Chiêu cười ha hả, nói:
- Lão hủ đã nghe qua “Niết Bàn Vãng Sinh” gì đó, vẫn muốn chứng kiến một lần. Dương đại nhân tranh thủ thời gian ra chiêu đi, có thể tuyệt đối đừng tôn hiền kính lão mà nhường bước.
Dương Túc Quan lắc đầu thở dài:
- Kẻ càn rỡ trên thế gian còn muốn sống, các hạ cần gì phải chấp nhất mê muội tìm chết vậy?
Đang khi nói chuyện, hai chân Dương Túc Quan bất động, thân không dao động nhưng trường kiếm trong tay từ một hóa thành hai. Hai thành ba rồi huyễn hóa thành bảy cây kiếm. Mọi người quan sát thì phảng phất như Thiên Thủ Quan Âm giáng thế, ai ai cũng lấy làm kỳ lạ. Trong nháy mắt, mỗi kiếm trong tay Dương Túc Quan lại biến hóa ra bảy đóa kiếm hoa, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín đóa. Mấy chục đóa kiếm hoa băng hàn như tuyết, biến hóa khó dò đong đưa trước người Dương Túc Quan.
Trác Lăng Chiêu thấy thế cả kinh, nghĩ thầm:
- Phải trách ta thật sơ xuất, không để tiểu tử này vào mắt. Xem ra công phu của hắn không dưới Linh Âm. Lúc này trên người ta không có binh khí, tình cảnh vô cùng bất lợi.
Đang còn nghĩ thì những bông kiếm hoa trên tay Dương Túc Quan đều hóa thành bảy điểm hàn tinh. Tổng cộng ba trăm bốn mươi ba điểm hàn tinh màu lam trong vắt, không ngừng bay lượn tạo thành một màn hào quang bên người chàng.
-----
Chú:
(1) Niết Bàn Vãng Sinh theo quan điểm của Phật giáo:
Xưa nay nói đến vãng sinh là nói đến cái chết và về thế giới Cực Lạc. Vãng sinh là vượt qua phiền não. Khi vượt thoát hoàn toàn phiền não tức là vãng sinh hoàn toàn, là Niết bàn, là Tịnh độ. Và do đó, cầu vãng sinh là cầu giải thoát, Niết bàn chứ không phải chỉ là cầu về Tây phương sau khi chết.
Trác Lăng Chiêu thầm hít một hơi lạnh, biết rằng Dương Túc Quan chỉ cần để vận kình công tới, ba trăm bốn mươi ba điểm hàn tinh sẽ nhắm bản thân y mà bay tới. Đến lúc đó dù có ba đầu sáu tay sợ cũng khó thoát khỏi cái chết. Tình thế trước mắt quả thật hung hiểm!
Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Dương đại nhân bày ra những điểm hàn tinh này trông rất đẹp mắt, chỉ là không biết có dùng được chăng?
Y ngửa mặt lên trời cười to rồi nhẹ nhàng tung người, không xem sát chiêu kia ra gì mà nhằm hướng Dương Túc Quan phóng tới. Dương Túc Quan khẽ giật mình, tuyệt không tin trên thế gian lại có cuồng đồ bực này. Trác Lăng Chiêu vội xông đến là muốn tự sát? Hay là có hậu chiêu lợi hại gì?
Dương Túc Quan nhất thời chấn kinh, liền lui về sau một bước. Lúc này bỗng một tên lính khỏe mạnh bên người Liễu Ngang Thiên đằng không bay lên, lao thẳng vào màn hào quang do mũi kiếm huyễn hóa ra. Thì ra người này đã bị Trác Lăng Chiêu dùng khí kình nơi tay áo mạnh mẽ xoáy lên rồi ném tới màn kiếm võng. Dương Túc Quan biến chiêu không kịp, không muốn liên lụy người vô tội nên nhanh chóng thối lui. Nói thì chậm nhưng khi đó thì nhanh, thân hình Trác Lăng Chiêu chớp động, không ngờ như điện chớp bay vượt lên chiếm vị trí đằng sau. Dương Túc Quan lui lại, không chỉ lộ ra chỗ hiểm nơi hậu tâm mà còn lùi thẳng vào Trác Lăng Chiêu.
Trác Lăng Chiêu ngửa mặt lên trời cười dài, bàn tay nhẹ nhàng vung lên chế trụ yếu huyệt ở lưng Dương Túc Quan. Chỉ một thoáng là thắng bại đã phân.
Sắc mặt Dương Túc Quan tái nhợt. Đừng nói ba trăm bốn mươi ba kiểu biến hóa mà một thức chàng cũng chưa kịp thi triển ra. Tuyệt kỹ thành danh đã bị người phá giải trong chốc lát. Trác Lăng Chiêu bằng thân pháp như mây như gió, ngũ chỉ linh diệu tuyệt luân, dễ dàng chế trụ Dương Túc Quan.
Chúng nhân Côn Luân nhao nhao hoan hô trầm trồ khen ngợi. An Đạo Kinh lại cười lạnh nói:
- Trác chưởng môn khá lắm, dùng diệu kế giương đông kích tây, vây Ngụy cứu Triệu. Rốt cuộc là võ công hay là tâm cơ cao đây?
Mặc dù hắn đang phải nhờ cậy Trác Lăng Chiêu nhưng vẫn không quên tranh đoạt với đối phương. Giờ phút này thấy Trác Lăng Chiêu thắng khó coi vậy, liền mở miệng chê cười.
Kỳ thật, Trác Lăng Chiêu thắng trận này không phải nhờ võ công à dựa vào kinh nghiệm hung hiểm. Y biết “Niết Bàn Vãng Sinh” là chiêu thức mạnh mẽ, khí thế hùng hồn, có điều Dương Túc Quan vốn non kinh nghiệm cùng công lực chưa đủ, không thể phản ứng lanh lẹ. Chỉ cần dụng mưu kế là có cơ hội phá giải. Quả nhiên khi y ném tên lính vào lưới kiếm, công lực Dương Túc Quan chưa đủ. Nếu không né tránh thì “Niết Bàn Vãn Sinh” sẽ hại chết người vô tội, đến khi Dương Túc Quan lui về sau tránh né thì chiêu thức đã hết lực, đại thế đã mất. Trác Lăng Chiêu lại đoán được phương vị đối phương lùi ra, vượt lên đón trước chiếm vị trí, một chiêu đã đắc thủ.
Cao thủ đứng ngoài quan sát sao không nhìn ra diệu kế của Trác Lăng Chiêu? Tuy cảm thấy y thắng không quang minh nhưng nếu bản thân mình đối mặt kỳ chiêu “Niết Bàn Vãng Sinh” cũng không cách nào đối phó. Huống chi trong chớp mắt Trác Lăng Chiêu có thể nhìn ra đường lui của Dương Túc Quan, dùng khinh công đón đầu chế trụ địch nhân, võ công đã là hiếm thấy trên giang hồ. Nếu nói y lừa gạt thì không đúng. Chỉ trách kinh nghiệm lâm trận của Dương Túc Quan còn chưa đủ nên mới dính kế.
Liền ngay sau Vi Tử Tráng lập tức vọt lên. Cánh tay khua tròn, bình khí ngưng thần khởi vận “Bát Quái Du Thân Chưởng” chân truyền của phái Võ Đang, mạnh mẽ đánh tới sau lưng Trác Lăng Chiêu. Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Hai địch một sao?
Vi Tử Tráng mắng:
- Tiểu nhân vô sỉ, thắng không nhờ võ, còn mặt mũi mặt lên tiếng sao? Mau buông Dương đại nhân ra!
Chưởng pháp của Vi Tử Tráng tao nhã, nội lực hùng hậu. Đúng là phong thái của danh sĩ đạo gia bảy mươi hai động thiên. Trác Lăng Chiêu cười ha hả, tả thủ cầm Dương Túc Quan, hữu thủ vận lực chặn chưởng của Vi Tử Tráng. Chưởng lực song phương đụng vào nhau vô thanh vô tức. Thân thể Trác Lăng Chiêu khẽ nhoáng lên còn Vi Tử Tráng thì khí huyết cuồn cuộn, lui về sau ba bước mới tiêu trừ được kình lực.
Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Vi hộ vệ thô lỗ như vậy, chẳng phải làm mất thanh danh lấy nhu thắng cương của Võ Đang sao?
Vi Tử Trác sợ Trác Lăng Chiêu ra tay độc ác, sẽ lấy tính mạng của Dương Túc Quan, lúc này quát lên:
- Ngươi ít nói nhảm đi! Trước tiên thả người!
Một chưởng mãnh liệt đánh tới ngực Trác Lăng Chiêu. Trác Lăng Chiêu nhẹ nhàng xoay người vận lực đối chưởng. Hai người lấy nhanh đối nhanh liền qua mười chiêu. Tuy mang theo Dương Túc Quan nhưng thân pháp Trác Lăng Chiêu vô cùng tinh diệu, không hề rơi vào thế hạ phong.
Hai người đang kịch chiến, chợt nghe Dương Túc Quan kêu nhỏ một tiếng, mạnh mẽ hồi kiếm đâm ngược trở vào bụng. Nhìn thấy trường kiếm muốn đâm xuyên thân thể chàng, mọi người sợ hãi nhao nhao la lên:
- Vạn lần không nên!
Trác Lăng Chiêu cũng sững sờ. Không thể ngờ Dương Túc Quan lại can trường như thế. Người này rơi vào tay y lại không thể chịu nhục, tuổi còn trẻ mà muốn đồng quy vu tận sao? Thoáng chốc kinh ngạc khựng lại.
Chính vào lúc này y nghe mát lạnh bên hông, không ngờ kiếm kia đã đâm rách y phục, chạm tới da thịt. Trác Lăng Chiêu chấn động. Mắt thấy trên người Dương Túc Quan không chảy một giọt máu mới biết thân kiếm có quỷ. Y lập tức lùi lại ba thước, mới tránh được một kiếm tàn độc của Dương Túc Quan.
Thì ra kiếm chiêu nọ tên là “Cát nhục uy ưng (1) ”, bề ngoài coi như tự sát để cùng giết địch. Kỳ thật sự huyền diệu của nó nằm ở chữ trá. Chiêu kiếm này một khi đã xuất ra, sẽ khiến địch thủ vạn phần kinh ngạc. Liền lúc đối phương phân tâm, kiếm kia xoẹt qua thì người xuất chiêu sẽ hóp bụng lại, vừa vặn để cho nó xuyên vào bụng địch nhân. Địch nhân nếu không đề phòng liền chết trong kinh ngạc. Chiêu này nhanh như thiểm điện, xuất kỳ bất ý. Chính là “Phong điện kiếm pháp” chân truyền của Thiên Tuyệt Tăng. Chiêu “Cát nhục uy ưng” chuyên dùng trong cận chiến. Dương Túc Quan lần đầu sử ra đã có uy lực rất lớn, liền tạo cho chàng cơ hội thoát ra.
Tuy Trác Lăng Chiêu kiến văn quảng bác nhưng là lần đầu thấy quái chiêu cỡ này. Nếu không phải võ công inh, cơ trí nhạy bén thì đã chết thảm. Thấy Dương Túc Quay chạy xa khỏi tay mình thì hậm hực, thầm nghĩ:
- Giỏi ột tên Thiên Tuyệt Tăng, dạy được đồ đệ xảo trá như vậy. Nếu ta không né nhanh, chẳng phải đã nằm tại chỗ?
Trong cơn giận dữ, y liền lao tới cách hậu tâm Dương Túc Quan chỉ ba thước.
Lúc này Dương Túc Quan vừa thoát khỏi địch thủ, sau lưng còn đang hung hiểm. Vi Tử Tráng thấy nguy cấp, lập tức hét lớn một tiếng rồi bổ nhào tới, công mạnh về phía Trác Lăng Chiêu. Thoáng chốc đã công ra bảy tám chưởng, chiêu thức dốc sức liều mạng, tất cả đều đấu pháp không muốn sống. Trác Lăng Chiêu bị quấn lấy, không rảnh mà liền kích đấu cùng Vi Tử Tráng.
Dương Túc Quan lợi dụng lúc này ra khỏi vòng chiến, thuộc hạ vội vàng lên tiếp ứng. Chàng thở dốc một lát, thầm nghĩ:
- Hổ thẹn! Nếu không phải sư tôn truyền thụ hiểm chiêu cứu mạng, hôm nay ta đã nguy mất.
Chàng lấy lại bình tĩnh, quay đầu quan sát tình thế trong trường đấu. Trác Lăng Chiêu từng bước tiến sát, trong mấy chiêu đã chiếm được thế thượng phong, xem ra Vi Tử Tráng khó mà duy trì.
Dương Túc Quan điều động hộ vệ tầng tầng vây quanh bảo vệ nghiêm ngặt Liễu Ngang Thiên, lại rút trường kiếm gia nhập chiến cuộc sóng vai cùng Vi Tử Tráng. Tình thế liền trở thành hai địch một. Hai người đều biết Trác Lăng Chiêu võ công quỷ dị khó lường, đều sợ y thương tổn tới Liễu đại tướng quân nên toàn lực ngăn cản, đem đối phương cách Liễu Ngang Thiên càng xa càng tốt.
Trác Lăng Chiêu cao giọng nói:
- Môn hạ Côn Luân, còn không mau động thủ đoạt người!
Chúng môn đồ Côn Luân vâng dạ một tiếng. Từ bên trái có hai cao thủ lao ra phía trước, chính là “Kiếm Hàn” Kim Lăng Sương cùng “Kiếm Ảnh” Tiền Lăng Dị, mãnh liệt đánh tới đám hộ vệ bên cạnh Liễu Ngang Thiên. Bên kia thì bọn người “Kiếm Cổ” Đồ Lăng Tâm, “Kiếm Tiêu” Hứa Lăng Phi ra tay hiểm độc, hung hăng nhắm vào Ngũ Định Viễn. Muốn đoạt lấy hắn từ trong loạn quân.
Dương Túc Quan thấy thì bừng tỉnh đại ngộ. Bề ngoài Trác Lăng Chiêu muốn tổn thương Liễu Ngang Thiên, kỳ thật là muốn âm thầm đoạt Ngũ Định Viễn trở về. Dương Túc Quan tuy biết âm mưu nọ nhưng hai người đang bị Trác Lăng Chiêu cuốn lấy. Trong chốc lát khó có thể thoát ra, thật sự không thể phân tâm bảo vệ người.
Lúc này An Đạo Kinh chằm chằm như hổ đói, hắn thấy đám người hỗn chiến thì trong lòng mừng rỡ, liền dẫn đám Cẩm Y Vệ sát nhập loạn cục. Tính thừa dịp cháy nhà hôi của, tốt nhất là hai bên Côn Luân Sơn cùng Liễu Ngang Thiên đều đồng quy vu tận. Như vậy hắn có thể mang Ngũ Định Viễn về giao nộp cho Giang đại nhân lãnh công.
Thoáng chốc hơn trăm người chém giết, biến Ngõ Vương phủ an tĩnh trở thành một trường tàn sát lẫn nhau.
Dương Túc Quan thấy tình thế xấu đi, mạnh mẽ dùng lực tạo một khe hở rồi nhảy khỏi vòng chiến. Chàng lấy ra một quả hỏa tiễn ném lên bầu trời. Hỏa tiễn nổ mạnh một tiếng, vẽ nên một cái đuôi lửa màu xanh thật dài.
Trác Lăng Chiêu cười nói:
- Đại nhân muốn gọi viện binh sao? Sợ là đã muộn!
Nói xong chưởng pháp biến đổi, chiêu thức đơn giản nhưng kình lực cường bạo. Vi Tử Tráng biết y nóng lòng phân thắng bại nên cũng thúc dục nội lực, tăng thêm lực đạo trên tay không để cho đối phương chiếm thượng phong. Niên kỷ của hắn tương đương với Trác Lăng Chiêu. Hai người hợp lực công địch, hơn phân nửa chưởng lực Trác Lăng Chiêu phát ra đều do hắn hứng chịu. Dương Túc Quan ở một bên chỉ công không thủ, dựa vào uy lực "Bồ Đề Tam Thập Tam Thiên kiếm" sư truyền, không ngừng công kích Trác Lăng Chiêu. Mấy lần chàng muốn xuất ra tuyệt chiêu "Niết Bàn Vãng Sinh" nhưng lại sợ bản thân khó khống chế mà đả thương tới cả Vi Tử Tráng, đành phải trơ mắt nhìn Trác Lăng Chiêu tác oai tác quái.
Chợt nghe một tiếng hét thảm, Dương Túc Quan quay đầu thì thấy đám người Kim Lăng Sương, Đồ Lăng Tâm đang đại chiếm thượng phong. Mấy tên thị vệ liều chết giữ lấy Ngũ Định Viễn. Một người đã trúng kiếm trên vai khiến máu chảy không ngớt, thêm ba bốn người ngã xuống đất. Dương Túc Quan biết rõ chỉ bằng vào mấy thị vệ này, thật sự không thể ngăn cản nổi cao thủ nhất lưu của Côn Luân. Kim Lăng Sương thi triển thần kỹ "Kiếm Hàn" như hổ vào bầy dê, không người nào có thể ngăn được nhất chiêu nửa thức của hắn.
Dương Túc Quan khẩn trương, đoán rằng trên thân Ngũ Định Viễn mang sự tình trọng đại. Không thể để ôn nhân Côn Lôn đem hắn đi. Lập tức hú dài một tiếng, chuyển hướng bay qua Ngũ Định Viễn.
Nói thì chậm nhưng khi đó thì nhanh, Dương Túc Quan mới vừa thoát đi thì Vi Tử Tráng đã đỡ trái hở phải, liên tiếp ngộ hiểm. Dương Túc Quan cắn răng một cái, cao giọng nói:
- Vi tiên sinh tha lỗi, ta sẽ trở lại ngay!
Chỉ cần Vi Tử Tráng có thể chống đỡ thêm một lát, đợi viện binh đến sẽ có hy vọng thủ thắng. Điều quan trọng trước mắt vẫn là bảo trụ Ngũ Định Viễn. Dương Túc Quan hô to một tiếng, rút kiếm nhảy vào đám người, nhất thời kích đấu cùng Đồ Lăng Tâm.
Trác Lăng Chiêu cười lạnh một tiếng, nói:
- Vi Tử Tráng, ta coi ngươi có thể chèo chống được bao lâu?
Nói xong hữu thủ chậm rãi đẩy ra, Vi Tử Tráng thấy chưởng lực hùng mạnh thì không dám ngạng kháng, gấp gáp tránh sang một bên. Trác Lăng Chiêu cười ha hả, ống tay áo trái sử chiêu Thiên Nữ Tán Hoa quét tới cạnh thân Vi Tử Tráng, khiến hắn không chỗ thối lui, đành phải tiếp một chưởng này.
Vi Tử Tráng tự biết võ công kém hơn Trác Lăng Chiêu nhưng trước mắt chỉ còn đường liều chết đón đỡ. Hắn hạ mã bộ, vận khởi tâm pháp truyền thừa từ sư môn. Múa chưởng thành vòng tròn, muốn dùng khỏe ứng mệt, dùng nhu khắc cương.
Chưởng hai người chưa chạm nhau, Vi Tử Tráng đã cảm giác hô hấp không thông. Nơi ngực bị nén ép dị thường. Hắn rùng mình thầm nghĩ:
- Trước giờ nghe nói Trác lão nhi kiếm pháp inh, không ngờ nội lực cũng cao như vậy.
Vi Tử Tráng mu
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...