Thuyền đi được hơn tháng, hôm nay đã đến Giang Nam. Lư Vân gúp chủ thuyền chuyển hết chuyến hàng cuối cùng, nhận được hai văn tiền tiền lương thì muốn từ biệt.
Chủ thuyền thấy hắn làm việc gọn gàng, có lòng muốn giữ lại nhưng Lư Vân hận nhất là kẻ cậy quyền khắc nghiệt nên không muốn làm bạn. Tuy chưa quen phong thổ Giang Nam nhưng dựa vào trẻ tuổi mạnh khỏe, dù có làm phu khuân vác cũng chịu đựng được. Trong lòng hắn nghĩ, nếu nha môn không gửi công văn đi truy bắt, chỉ cần đợi thêm hai năm là hắn có thể tham gia ứng thí lần nữa.
Sau khi lên bờ , Lư Vân hỏi thăm người đi đường, mới biết nơi này cách Dương Châu không xa. Hắn nghĩ Dương Châu phồn hoa đô hội, hẳn là có thể đáp ứng cuộc sống qua ngày, hỏi rõ đường đi thêm hai ngày, cuối cùng đã tới Dương Châu đại danh đỉnh đỉnh.
Dương Châu từ xưa phồn thịnh, Lư Vân đã ngưỡng mộ đại danh đã lâu rồi, Đỗ Mục từng có câu trong bài thơ Khiển Hoài:
"Mười năm chợt tỉnh Dương châu mộng, Còn đó lầu xanh tiếng bạc tình (1)"
Chính là nói nơi này.
Xưa nay có truyền kỳ, nếu trên người có dắt mười vạn quan tiền, vào tới Dương Châu mới biết nơi nào thiên đường. Quả nhiên khắp nơi là sông xanh cờ vàng, theo gió phấp phới bay, ven hai bờ sông đều là tửu lâu kỹ viện, thuyền hoa lui tới chật cả mặt nước. Lư Vân thi rớt chạy trốn tới đây, thân không có của cải nghèo rớt mùng tơi, cảm thụ được sự tận cùng của nghèo hèn. Bên tai chỉ nghe tiếng nhõng nhẽo của kỹ nữ thanh lâu, tửu khách oanh anh yến yến uống rượu. Từ sau giờ ngọ truyền ra không dứt, ban đêm thậm chí còn nhiều hơn.
Lư Vân đứng bên bờ nhìn thuyền hoa lui tới trên sông, trong lòng đột nhiên nghĩ đến khổ cực của người kéo thuyền, chỉ cảm thấy thế gian đen tối. Khoảng cách giàu nghèo cách xa vô cùng, bất giác khổ sở trong lòng, suy nghĩ: "Cũng là con người, vì sao lại có sự phân chia cách xa nhau như vậy? Lão thiên a lão thiên, chẳng lẽ công đạo chính nghĩa chỉ nhỏ nhoi thế này thôi sao?"
Lòng tràn đầy bi thương, hắn im lặng hỏi trời xanh.
Đang mãi suy nghĩ, đi qua một chỗ nha môn, Lư Vân thấy công văn bố cáo có vẽ hình treo giải thưởng truy bắt các đào phạm. Lư Vân lo lắng quan phủ truy nã bản thân liền cẩn thận tìm kiếm, thấy trong góc nhỏ có dán một tờ công văn:
"Lư Vân người Sơn Đông sát hại ngục tốt, vượt ngục cùng đạo tặc Thái Hồ (2), nếu ai biết thông báo, thưởng hai mươi lượng bạc".
Dù đã liệu tới bị truy nã, nhưng lúc này tận mắt nhìn thấy công văn, xem ra tri huyện Sơn Đông sẽ không từ bỏ ý định. Chỉ là bản thân chỉ có giá hai mươi lượng bạc cũng thật hạ tiện quá đi. Hắn cười khổ một trận, thầm nghĩ: "Năm nay tân tân khổ khổ đến kinh thành ứng khảo thì thi rớt, ai, không có tên trên bảng vàng mà lại lên bảng truy nã, coi như là trúng cử rồi".
Chỉ thấy công văn kia chỉ là một tờ giấy nho nhỏ, bên trên không có bức họa nào, Lư Vân thầm nghĩ: "Xem ra quan huyện không để ta vào trong mắt, trừ phi là ta tới dự thi tự chui đầu vào lưới, nếu không thì cũng không có người tới bắt"
Nghĩ rằng bản thân không quan trọng gì, sau này cứ dùng tên thật sẽ không có người lưu ý.
Cuộc đời Lư Vân trọng nhất là thanh danh, nghĩ tới không cần đổi tên đổi họ thì trong lòng cảm thấy an ủi, lập tức liền đi du lãm quanh thành Dương châu. Đêm nghĩ trong miếu, ngày thì thăm thú danh thắng di tích.
Chẳng qua tiền bạc trên người có hạn, tính nửa tháng sau sẽ dùng hết. Khi đó chỉ còn nước cầm bát đi khất thực sống qua ngày, lúc nào Lư Vân cũng lưu ý tìm việc chung quanh.
Qua mấy ngày, Lư Vân đi qua một đại gia đình, thấy trên cửa dán giấy hồng nói muốn thu gia đinh. Trong lòng hắn vui mừng, thầm nghĩ: "Nếu ta có thể làm gia đinh sống qua ngày ở nơi này, cũng không phải không ổn".
Đang muốn gõ cửa, chợt nghĩ đến bộ dáng hung ác sỉ nhục người của tên Ngưu Nhị kia, trong lòng hắn giận dữ. Tự biết làm gia đinh cho người ta sẽ phải nhận lấy vô số cơn giận không đâu, thầm suy nghĩ: "Không được ! Lư Vân ta dù có nghèo rớt mùng tơi cũng không làm gia đinh, để cho người sĩ nhục".
Hắn bỏ qua ý niệm này. Chỉ là sau mấy ngày cũng không tìm được công việc khác, mắt thấy số tiền đã dùng hết, đành trở lại nơi nọ nhưng giấy hồng trên cửa đã sớm xé đi.
Lư Vân đứng ở ngoài cửa, cười khổ nói:
- Khổ vậy, hiện tại cho dù ta muốn cam chịu hạ tiện cũng không còn người thu nhận. Lư Vân a Lư Vân, ngươi thật không biết bản thân là thân phận gì, còn nghĩ ngông nghênh làm cái gì? Đây không phải là tự chặt sinh lộ sao?
Hắn thở dài, đang muốn quay đầu rời đi thì chợt thấy một thiếu nữ nhảy chân sáo mà đến. Nữ hài này thân vận trang phục nha hoàn, mặt tròn mắt to thật là khả ái. Nàng thấy bộ dáng Lư Vân nghèo khó, liền kêu lên:
- Này! Hôm nay không có cái ăn, nếu ngươi muốn xin ăn, không ngại thì ngày rằm quay lại đây. Lão gia cùng phu nhân sẽ thưởng cho ngươi một chút tiền.
Thanh âm của nữ nhân nọ thật mềm mại, có điều lại xem Lư Vân thành một tên khất cái.
Lư Vân xoay đầu, cười khổ nói:
- Cô nương, ta là tới kiếm việc, không phải tới đây xin ăn.
Nha hoàn kia thấy Lư Vân mặc dù trang phục rách rưới nhưng ngọc thụ lâm phong, mày kiếm mắt sao, cử chỉ lại càng khí vũ hiên ngang, đột nhiên đỏ mặt, trong bụng có vài phần hảo cảm.
Lư Vân ho một tiếng, nói:
- Cô nương có thể giúp tại hạ thông báo một tiếng chăng? Nếu quý phủ còn cần người sai vặt, ta liền chờ ở đây xin gặp.
Nha hoàn kia nghe khẩu âm của Lư Vân là ở phương bắc, cau mày nói:
- Ngươi là từ bên ngoài tới, ai da! Quản gia chúng ta hận nhất là người bên ngoài, bất quá để ta thay ngươi hỏi thăm một chút xem sao.
Lư Vân vội nói:
- Đa tạ cô nương.
Trên mặt nha hoàn kia ửng hồng, mở cửa rồi nhanh như chớp tiến vào.
Lư Vân đứng ở ngoài cửa chờ chừng qua nửa canh giờ, mãi mà không thấy nha hoàn kia đi ra, hắn thầm nghĩ: "Xem ra chỗ này không tồi a, có thể đã có người làm, ta nên đến nơi khác kiếm sống thôi".
Đang muốn rời đi thì thấy một nam tử đi ra, có vẻ không kiên nhẫn kêu lên:
- Này! Quản gia chúng ta gọi ngươi vào.
Trong lòng Lư Vân vui mừng, vội đứng dậy theo gia đinh kia đi vào. Tuy là hậu viện nhưng chỉ thấy hoa cỏ sum suê trang nhã. Hắn bước đi trong viện, trước đi qua một khúc hành lang mới tới chỗ của quản gia nọ.
Nhà cửa ở đây thật là rộng lớn, trừ chỗ ở của gia chủ còn có phòng ốc cho đám nô tỳ. Chỉ thấy một trung niên nam tử nhỏ gầy đi ra dưới cằm có chòm râu ngắn, bộ dáng khôn khéo chính là quản gia.
Lư Vân vừa chắp tay, nói:
-Tại hạ Lư Vân, tham kiến quản gia tiên sinh.
Vừa nói khẽ mỉm cười, hai tay khép tại trong tay áo cử chỉ tựa như của một văn sĩ.
Quản gia kia đánh giá Lư Vân từ trên xuống dưới, thấy hắn tướng mạo nho nhã, hai mắt sáng ngời đang nhìn mình thì không khỏi ngẩn ra, nhưng sau đó nhớ tới người này đến xin việc thì liền tỏ ra dáng điệu của một quản gia, liếc xéo mắt cất giọng the thé:
- Ngươi là người đến xin làm công sao?
Lư Vân mừng rỡ, gật đầu nói:
- Đúng vậy.
Quản gia hừ một tiếng, lạnh lùng nói:
- Ngươi biết làm những gì?
Lư Vân sửng sốt, hắn đã hai mươi bảy hai mươi tám tuổi nhưng rất ít khi nghĩ tới bản thân biết làm những thứ gì, suy tư một lúc lâu mới nói:
- Sở học của tại hạ pha tạp, cầm kỳ thi họa đều biết, ngoài đạo cầm nghệ chưa thông thạo lắm thì còn lại đều có điểm tâm đắc. Ngoài ra lễ nhạc thư thuật cũng từng xem qua. Đạo trị quốc lại càng là sở trường.
Hắn thấy quản gia sắc mặt xanh mét, liền dừng một chút, hỏi:
- Sở học của tại hạ như thế, vẫn còn chưa đủ sao?
Quản gia kia cả kinh ngây người, mắng:
- Quỷ tha ma bắt! A Phúc ngươi mang tiểu tử này vào trong, dạy hắn gánh nước chẻ củi mỗi ngày, một tháng cho hắn tám lượng bạc.
Liền đi vào nhà trong, không ra ngoài nữa.
A Phúc sớm ở một bên cười trộm, thấy Lư Vân khiến quản gia phải mắng chửi, liền cười vui mừng mà nói:
- Này! Vị Trạng nguyên công tử, nhanh đi chẻ củi nấu nước thôi!
Nói rồi liền mang Lư Vân đi tới một chỗ phòng chứa củi, bên trong chất đầy củi cùng tạp vật dẫn lửa.
A Phúc nói:
- Ngươi tự dọn dẹp đi, lát nữa bắt đầu làm việc.
Liền nói đại khái công việc thường ngày gì, khi nào cần gánh nước vào vạc, nơi nào cần chẻ củi, đương nhiên toàn là việc nặng.
Lư Vân hỏi:
- Vị tiểu ca này, buổi tối ta ngủ chỗ nào?
A Phúc vốn chán ghét người ngoài, không muốn nhiều lời cùng Lư Vân, tiện tay chỉ vào một nơi nói:
- Ngươi ngủ ở đây a!
Lư Vân ngẩn ra, A Phúc kia không thèm để ý tới mà quay đầu bỏ đi.
Lư Vân cười khổ, bất quá nghĩ đến thảm cảnh trong đại lao, liền tự giễu: "Lư Vân a Lư Vân, người ta lấy văn làm võ, ngươi liền lấy võ làm văn, lấy phòng củi làm thư phòng, như vậy cũng không xấu a".
Đang tự dọn dẹp chỗ ngủ thì lại có một người tới ngoài cửa, kêu lên:
- A Vân, quản gia muốn ta dẫn ngươi chung quanh xem một chút, tránh để ngươi lạc đường.
Lư Vân nghe đối phương gọi mình là "A Vân" thì sửng sốt, nhưng bản thân hiện đã là đứa ở trong nhà người, không thể không có hỗn danh sai sử.
Hắn thở dài một tiếng, liền theo lão giả kia đi xem xét, để ngày sau còn thuận tiện làm việc.
Thời này nhiều sĩ phu ưu thích tạo hình vườn cảnh, Lư Vân thấy nhiều chỗ trong viện bố trí tinh xảo, có thể tùy ý thấy được sơn giả non bộ. Tại cố hương, khi còn bé từng ở trong một ngôi miếu, trong miếu có sư phụ tinh thông kỹ nghệ này nên hắn biết được đôi chút, nhìn thấy mấy chỗ bày trí thì gật đầu khen:
- Trong nhàn nhã thanh đạm cầu bậc trí giả cao xa, một sơn một thủy khí khái nghiêm nghị, cho thấy chủ nhân nhà ngươi rất có học vấn.
Lão giả kia xoay đầu lại, ngạc nhiên nói:
- Cái gì chủ nhân nhà ngươi? Ngươi nên nói là chủ nhân nhà chúng ta mới đúng a!
Lư Vân nghĩ đến mình đã là nô bộc nhà người, trong lòng đau xót trầm mặc không nói.
Lão giả kia lại nói:
- Chủ nhân nhà chúng ta, nói ra ngươi đừng sợ hãi, chính là đương kim công bộ thị lang Cố Tự Nguyên Cố đại nhân, Cố lão gia của chúng ta từng là trạng nguyên, chắc ngươi cũng đã biết?
Lư Vân bấm tay tính toán, nói:
- Ừm, Cố đại nhân trúng cử năm Cảnh Thái thứ tám a!
Lão giả kia cả kinh:
- Làm sao ngươi biết?
Lư Vân nói:
- Giang Nam là nơi địa linh nhân kiệt, trăm năm qua đã có tám Trạng nguyên, Cố đại nhân là một trong số đó, thiên hạ ai chẳng biết.
Lư Vân là người đọc sách, đối với chuyện này đương nhiên rất quen thuộc.
Lão giả kia thấy hắn có kiến thức rộng rãi, thì sửng sốt, nói:
- Ngươi biết cũng không ít.
Lời nói liền trở nên khách khí hơn nhiều.
Lư Vân cùng lão giả kia xem hết cả tòa nhà là lúc đã đèn đã lên, trong bụng hắn vang lên tiếng ọc ọc, đã rất đói.
Lão giả kia cười nói:
- Ồ! Ngươi đói bụng rồi, chúng ta đi ăn!
Nhắc đến ăn cơm, Lư Vân lập tức đại chấn tinh thần. Đối với hắn thì mỗi ngày có cơm ăn là một chuyện đại sự. Muốn được ăn no bụng quả thật không đơn giản.
Lão giả kia dẫn hắn khi đến phòng ăn. Lư Vân thấy thức ăn ngon có cá có thịt,
lập tức ăn hết năm chén cơm lớn. Tất cả mọi người cười nói:
- Tiểu tử này còn chưa làm việc mà đã ăn đủ vốn trước rồi!
Trong phòng ăn có người hỏi tên họ lai lịch, Lư Vân thản nhiên nói:
- Tiểu đệ họ Lư tên Vân, người phương bắc, trước kia là tiểu nhị. Nghe nói Dương Châu phồn thịnh, nên tới kiếm phần cơm ăn.
Mọi người cười nói:
- Thì ra ngươi xuất thân là một tiểu nhị, sau này ta việc dọn cơm bưng chén phòng ăn chúng hoàn toàn dựa vào ngươi a!
Lư Vân cười ha hả một tiếng, nói:
- Cái này được thôi.
Nhưng không có tâm tư cười đùa cùng mọi người.
-----------
Chú (1) Khiển Hoài
Lạc thác giang hồ tái tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh thanh
Bản dịch của Vi Minh Kha
Giang hồ phiêu bạt rượu bên mình,
Tay không nhẹ bỗng, Sở lưng xinh.
Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng,
Còn đó lầu xanh tiếng bạc tình.
(2) Thái Hồ là một hồ ở đồng bằng châu thổ Dương Tử, nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Giang Tô (ở phía bắc) và Chiết Giang (ở phía nam) của Trung Quốc. Hồ rộng 2.250 km² và sâu bình quân 1,94 m, là một trong bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất ở Trung Quốc, cùng các hồ như: Bà Dương, Động Đình và Hô Luân.
Đông đi xuân tới, Lư Vân mỗi ngày đốn củi nấu nước, lại thêm được ăn uống đầy đủ nên thân thể ngày càng cường tráng. Thân hình hắn vốn đã cao, lúc này càng trở nên khôi ngô. Mỗi tháng hắn đều gom góp tiền công, dự định đủ chi phí thì liền nghĩ cách trở lại Sơn Đông.
Ngày hôm đó hắn đang gánh nước, chợt thấy quản gia vội vàng chạy tới, kêu lên:
- Này! Ngươi tới đây!
Lư Vân để thùng nước xuống, lau mồ hôi rồi hỏi:
- Có chuyện gì sao?
Quản gia ngoắc tay nói:
- Hỏi nhiều như vậy làm gì!
Lư Vân thấy đối phương có vẻ vội vàng, nhất định là có chuyện, liền lập tức đi theo.
Chỉ thấy quản gia một đường đi thẳng mang hắn tới khu nhà của gia chủ. Lư Vân là một đầy tớ hạ tiện, chưa bao giờ được đến chỗ này. Chỉ thấy bên trong vàng son lộng lẫy, đồ dùng trong nhà được bài trí hết sức tinh tế.
Không biết vì sao quản gia lại dẫn hắn đến đây.
Một lúc sau, hai người đến một thư phòng, bên trong vô số tàng thư, trên tường treo đầy thư họa, vừa nhìn liền biết chủ nhân rất coi trọng nơi đây. Quản gia kia nói:
- Được rồi! Về sau ngươi không cần chẻ củi gánh nước nữa, mỗi ngày tới đây trông giữ quét dọn, biết chưa?
Lư Vân vừa mừng vừa sợ, vội hỏi thăm tình hình cụ thể, mới biết lão tiên sinh trông giữ thư phòng trước kia đã về quê. Đám gia đinh trong nhà lại không có đọc qua sách vở, không thể quản lý thư phòng. Đang còn muốn tìm một người đọc sách đến trông coi, Quản gia liền nghĩ tới Lư Vân. Lúc này mới giao cho hắn cái công việc nhẹ nhàng này.
Quản gia nói:
- Tiểu tử! tiền công của ngươi vẫn như cũ, vẫn ở kho củi kia. Mấy ngày nữa nếu như có phòng trống, ta sẽ chuyển cho ngươi vào.
Lư Vân vui vẻ nói:
- Không quan trọng, chỉ cần có thể tới nơi này đọc sách, ngươi để cho ta ngủ chuồng heo cũng được.
Quản gia kia gắt một cái, mắng:
- Mọt sách!
Tiếp theo lại phân phó:
- Mấy ngày nay lão gia không ở trong phủ, ngươi phải trông coi nơi này thật tốt, không có việc gì thì quét dọn lau chùi, có biết chưa?
Sau khi quản gia rời đi, chỉ còn một mình Lư Vân trong thư phòng, hắn nhìn thư phòng thật lớn này, bên trong cất giữ hàng ngàn hàng vạn quyển kinh thư, có một cửa sổ rất lớn mở ra, ngoài cửa sổ hoa cỏ xanh tươi, chim hót véo von, trong lòng vui mừng như thắng bạc, nhất thời hắn nhảy nhót khắp nơi sờ sờ Tứ Thư Ngũ kinh, giống như kẻ tha hương lâu ngày trở về gặp thân nhân.
Cố lão gia là Cố Tự Nguyên, là quan công bộ thị lang, bởi mẫu thân qua đời nên mới ở nhà chịu tang ba năm. Năm nay đã là năm thứ hai, tính ra tới mùa xuân năm sau có thể hồi kinh phục chức. Mấy ngày nay Cố lão gia rời Dương Châu lên Hoàng Sơn ngắm cảnh, Lư Vân mỗi ngày đến thư phòng, ngoại trừ quét dọn thì không có việc gì làm, tính hắn trời sinh vốn đam mê đọc sách, nơi này có nhiều sách để đọc thì mừng rỡ vô cùng. Mỗi này hắn đều đọc điển tịch Nho gia, có phần khâm phục phong thái người xưa.
Một ngày Lư Vân đi đến giá sách đặt đạo thư, tiện tay chọn lấy một quyển. Hắn từng nghiên cứu qua Dịch lý, hơn nữa rất có tâm đắc. Chẳng qua mấy quyển sách này phần lớn là thuật dưỡng sinh của Đạo gia, Lư Vân ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng Nho gia, không tin những thứ huyền học trường sanh bất lão này.
Đang muốn trả lại nhưng lại nghĩ: "Chư tử bách gia, ai ai cũng có sở trường riêng, về sau có lẽ ta không thể cầu được công danh, cần gì phải câu nệ theo đạo Khổng Mạnh?"
Lập tức liền mở sách đạo thuật tinh tế nghiên cứu.
Qua mấy ngày, Lư Vân đã đọc hơn mười bản dưỡng sinh tu đạo, trong đó có rất nhiều y lý có hình vẽ huyệt đạo, tuy không hiểu rõ lắm nhưng dần dần cũng có phần hứng thú.
Ngày hôm đó, Lư Vân xem đến một quyển sách có tên là "Luyện Khí Luận Khí", đọc qua nội dung thì rất khác lạ so với những sách đã xem trước đây. Lại nhìn lời tựa chỉ có ngắn ngủn vài câu:
- Bần đạo thấy Cố Thị Lang rất am hiểu đạo học, đặc biệt là đạo dưỡng sinh. Bần đạo từ trong võ học, ngộ ra được sự biến hóa kỳ diệu của thiên nhân, tìm được phương pháp bồi bổ tăng tuổi thọ, đặc biệt tặng cho phương giá, luyện tập kiểm chứng. Chưởng môn Võ Đang Nguyên Thanh."
Lư Vân biết rõ tên tuổi Võ Đang Sơn, năm đó Trương Tam Phong chân nhân từng sống trong núi này, nghe đồn thọ đến hơn hai trăm tuổi, về sau vũ hóa thành tiên.
Lư Vân thầm nghĩ: "Sách này đã có chút lai lịch, lại có thể bảo dưỡng thân thể, sao ta không luyện tập một chút, về sau nếu có thể bớt cảm mạo ho khan chẳng phải sẽ tốt sao?"
Nghĩ đến đây liền bắt đầu đọc kinh thư. Hắn xem một hồi, chỉ cảm thấy câu chữ trong này khá thú vị, nhất thời hào hứng, lập tức liền học theo phép đả tọa trong này.
Lư Vân chậm rãi hít thở, chiếu theo phương pháp thổ nạp ba dài một ngắn trên sách, giữ đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, tưởng tượng như có một luồng khí đang di chuyển từ huyệt Ngọc Chẩm ở sau ót sang các huyệt khác như Thiên Đột, Trung Cực, Kiên Tỉnh. Chỉ là mới tưởng tượng một đường mà đầu choáng mắt hoa, không thấy có chút tiến triển. Lư Vân thầm nghĩ:
- Xem ra ta luyện không đúng pháp môn, mấy ngày nay nên luyện tập nhiều hơn nữa xem sao.
Dù sao cũng rảnh rỗi, Lư Vân một mực bám riết lấy bản "Luyện Khí Luận Khí". Chỉ là luyện tới luyện lui, thủy chung trên người cũng không có biến hóa gì. Ngược lại là cái mông thường xuyên ngồi nên đau mỏi không chịu nổi, một ngày lúc đi “thải” cảm thấy trên mông đau nhức. Lư Vân thầm nghĩ: "Xem ra những thứ Đạo gia huyền học này tất cả đều là gạt người, ta không cần lãng phí thời gian vì nó nữa".
Từ đó về sau, liền lại trở về nghiên cứu sách sử, đem kinh thư của chưởng môn Võ Đang ném ở một bên.
Ngày hôm đó thời tiết nóng bức, Lư Vân đang đọc sử ký thì cảm thấy buồn ngủ, hai mắt chậm rãi nhắm nghiền đi vào giấc ngủ.
Trước đó vài ngày, mỗi ngày đúng giờ hắn đều tập luyện phương pháp thổ nạp, dần thành thói quen, vì vậy trong lúc đang nửa mê nửa tỉnh này hắn cũng bắt đầu tập luyện thổ nạp.
Sau nửa canh giờ, Lư Vân dần chìm sâu vào giấc ngủ, bỗng nhiên có một dòng nhiệt khí khẽ động nơi đan điền, một luồng nhiệt lưu dọc theo sau lưng xoay vòng rồi từ trên xuống dưới, chậm rãi chảy vào Nê Hoàn lại theo Ngọc Chẩm mà xuống, một đường chạy qua các huyệt đạo Thiên Đột, Trung Cực, Kiên Tỉnh, Đản Trung, cuối cùng trở về đan điền. (1) Lúc này Lư Vân đang ngủ say, chỉ cảm thấy luồng nhiệt lưu kia liên tục chảy qua lại không dứt, toàn thân có một cảm giác thư sướng khó nói nên lời.
Giửa lúc mơ mơ màng màng, thể xác và tinh thần trở nên thoải mái như đang phiêu bồng trên mây, đột nhiên có người quát to một tiếng:
- Ngươi đang làm gì đó!
Lư Vân bị chấn động tỉnh lại, đã thấy A Phúc đang lạnh lùng nhìn hắn, nói:
- Trong lúc làm việc, ngươi trộm ngủ cũng đừng cho quản gia thấy được.
Lư Vân cảm thấy hoảng hốt, đang muốn ngồi dậy thì bỗng toàn thân run lên té ngã trên đất. A Phúc cũng lắp bắp kinh hãi, đỡ hắn dậy hỏi:
- Làm sao vậy? Ngủ bị tê chân chăng?
Lư Vân muốn đáp lời, nhưng ngay cả thanh âm cũng không thể phát ra, khóe miệng co quắp giống như trúng tà vậy.
A Phúc vừa kinh vừa sợ, đỡ hắn ngồi xuống, nói:
- Ngươi nghỉ một lát, ta đi trước.
Hắn sợ rước họa vào thân liền vội rời đi, để lại một mình Lư Vân trong phòng.
Suốt một canh giờ, Lư Vân không thể nhúc nhích như bị bệnh nặng vậy. Hắn nào biết rằng, người luyện công tối kỵ nhất là bỗng nhiên kinh hãi giống như vừa rồi. Phàm là người luyện võ, lúc luyện công nhất định phải yên tĩnh, may mà công lực của Lư Vân vô cùng nông cạn. Nếu không bị người quấy nhiễu như vậy, nhẹ thì tê liệt, nặng thì thất khiếu chảy máu mà chết, kết cục rất bi thảm.
Bất quá đại nạn lần này không chết, Lư Vân đã phát giác ra một pháp môn luyện công. Chỉ cần ý niệm như có như không, liền có thể dẫn xuất một đạo khí lưu ấm áp. Hắn nhìn đống sách, biết dòng nước ấm này một khi thành tựu được gọi là nội tức, người luyện võ liền xưng là nội lực.
Lần này thu được niềm vui bất ngờ, Lư Vân lại càng chuyên cần luyện tập, mỗi lần nội tức lưu chuyển thì thấy trong người nóng lên, cảm giác thoải mái hồi lâu. Tuy chưa rõ luồng nội tức này có tác dụng gì nhưng nửa tháng sau cảm thấy thần thanh khí sảng, khí lực cũng lớn hơn nhiều, ắt hẳn do diệu dụng của luồng nội tức nọ mang lại.
Ngày hôm đó hắn đang tu luyện nội công, tự nhủ: "Nếu muốn đem chân khí dẫn vào đan điền, nên bắt đầu từ kinh mạch nào thì thỏa đáng? Nếu ta muốn đả thông kỳ kinh bát mạch phải vận chuyển nội tức như thế nào?"
Hắn tập luyện nội lực đã mấy ngày, liền bắt đầu nghĩ đến làm sao mới có thể tự do vận dụng. Xem trong sách lại không thấy chỉ dẫn nào, đành phải tự tìm tòi.
Đang ngẩm nghĩ, chợt nghe ngoài cửa có tiếng người mắng:
- Đồ đại đầu quỷ ngươi! Tiểu tử, lão gia trở về rồi, ngươi còn không nhanh ra nghênh đón!
Chính là quản gia đã đến. Lư Vân hoảng sợ, không kịp sửa sang trang phục, vội vàng theo ra ngoài.
Chỉ thấy một người mặt trắng râu đen, thần thái thanh thản đang chậm rãi đi tới thư phòng, xem ra chính là lão gia.
Quản gia khom người nói:
- Tham kiến lão gia.
Quả nhiên người nọ chính là Cố Tự Nguyên. Lão liếc nhìn Lư Vân, tựa hồ có điểm kỳ lạ hỏi:
- Tên tiểu tử này là ai?
Quản gia nói:
- Kỳ tiên sinh lúc trước tuổi đã cao nên hồi hương, hắn là đến thay Kỳ tiên sinh.
Cố Tự Nguyên khẽ gật đầu, tự đi vào thư phòng.
Quản gia vội đẩy Lư Vân một cái la lên:
- Còn không đi vào?
Lư Vân theo lời, đi vào đóng cửa lại, đứng hầu một bên.
Cố Tự Nguyên vào trong phòng thì dò xét một hồi, đột nhiên nói:
- Sao lại có người động vào sách của ta?
Chỉ thấy trên bàn có vài cuốn sách, đều là những quyển Lư Vân lấy đọc.
Lư Vân thầm nghĩ : "Nguy rồi! Lão gia trở về quá gấp, ta không kịp dọn dẹp đống sách".
Cố Tự Nguyên cầm vài cuốn sách lên, đều là kinh điển Đạo gia, "Y" một tiếng nói:
- Ngươi có hứng thú nghiên cứu đối với kinh điển Đạo gia?
Lư Vân nói:
- Tiểu nhân chỉ là tiện tay xem qua.
Cố Tự Nguyên khẽ gật đầu, nói:
- Người tuổi trẻ đọc kinh sử tử luận nhiều chút, không nên quá mê luyến vào mấy thứ học thuật trống rỗng này.
Lư Vân đổ mồ hôi lạnh, vội vàng đáp:
- Vâng. Tiểu nhân đã biết.
Cố Tự Nguyên lại hỏi lai lịch tính danh của Lư Vân. Hắn liền nói sơ lược. Cố Tự Nguyên không ý kiến gì, ngồi xuống nói:
- Mài mực.
Bản thân Lư Vân là một tay viết chữ tốt, đối với hắn thì mài mực dễ như trở bàn tay. Hắn lấy ra một thỏi Tùng Yên Bảo Mặc, thấy bên trên có khắc hình rồng tinh tế. Chỉ mài mấy cái, đã nghe bay lên mùi mực thơm mùi Tùng hương, khí như Chi lan (2), quả là cực phẩm. Lư Vân trước kia trong nhà nghèo khổ, nhiều lúc phải tập viết trên cát. Nếu có tiền mua mực cũng là loại mười văn tiền một thỏi dùng tạm, đã khi nào thấy qua loại cực phẩm này? Nhất thời nhắm hai mắt lại hít lấy mùi hương vào mũi, giống như đang ở Thiên đường.
Cố Tự Nguyên thấy bộ dáng kỳ quái của hắn, ho một tiếng nói:
- Ngươi đang làm cái gì?
Lư Vân vôi định thần, cười bồi nói:
- Không có gì, không có gì.
Cố Tự Nguyên lắc đầu, từ trên giá xuống một cây bút lông, chính là một cây “Cống Phẩm Tử Mao Lang Hào (3)”. Lư Vân thấy thì nước miếng chảy ròng, trong lòng vô cùng hâm mộ, chỉ ước đem bút lông thỏ này nắm trong tay vũ động một phen.
Cố Tự Nguyên hỏi:
- Giấy đâu?
Lư Vân vội đi về giá sách, lấy ra Tuyên Hòa tang giấy (4), trải lên bàn.
Cố Tự Nguyên cau mày nói:
- Ta muốn viết chính là tấu chương, ngươi sao cầm tang giấy ra đây?
Nói xong đặt bút xuống đến giá sách, cầm một xếp giấy có bốn chữ “ Cống Phẩm Giấy Tuyên Thành, nói :
- Ta viết tấu chương, phải dùng loại giấy thượng đẳng Tuyên Thành này, ngươi hãy nhớ kỹ!
Lư Vân không ngớt đáp lời:
- Vâng, vâng!
Chỉ thấy Cố Tự Nguyên hạ bút như bay. Lư Vân thấy lão hành văn phiêu dật, thư pháp thanh tú, không hổ đã từng đỗ trạng nguyên, quả là phong thái của bậc trọng thần qua hai triều. Hắn không khỏi lộ vẻ tán thưởng.
Cố Tự Nguyên ngẩng đầu, thấy Lư Vân nhìn văn của lão thì liên tục gật đầu, có điểm hưng phấn, trong lòng hiếu kỳ nghĩ: "Thư đồng này có thể hiểu văn chương của ta sao?"
Nhưng chỉ nghĩ vậy, lại chuyên tâm viết tấu chương.
---------
Chú thích:
(1) * Nê Hoàn là một thuật ngữ với bốn ý nghĩa khác nhau:
• Nê Hoàn là tên thần não.
• Nê Hoàn tượng trưng cho não bộ, như trong Tu Chân Thập Thư viết: "Nê Hoàn là hình tượng của não" (Nê Hoàn não chi tượng). Tiên Học Từ Điển của Đái Nguyên Trường cho từ nguyên của Nê Hoàn là: "Trong đầu nơi đỉnh là não hải, não giống như bùn mà có hình tròn, tròn [gọi] là hoàn." (Tại đầu đỉnh đương trung não hải thị dã, dĩ não như nê nhi hình viên, viên giả hoàn dã).
• Nê Hoàn là cung thứ ba trong Cửu Cung, Nội Cảnh giải: Từ giữa hai chân mày đi vào ba thốn là Đan Điền Cung, cũng gọi Nê Hoàn Cung.
• Trong Phật giáo, Nê Hoàn được dùng để phiên âm từ Nirvana trong tiếng Phạn.
• Nê hoàn là chỉ giai đoạn luyện công của một số môn phái, chuyển tiếp sau giai đoạn vận đan điền
* Xương chẩm có tên là Ngọc Chẩm. Huyệt ở ngang với xương chẩm vì vậy gọi là Ngọc Chẩm (Trung Y Cương Mục).
Hình minh họa:
yhoccotruyen.htmedsoft.com/chamcuu/kinh/Kinh_Bquang/BqhHuyet9_files/image002.gif
* Huyệt Thiên Đột:
Thiên = vùng bên trên; Đột = ống khói. Huyệt có tác dụng làm thông phế khí (qua ống khói), vì vậy gọi là Thiên Đột. Tên Khác: Ngọc Hộ, Thiên Cù.
Hình minh họa:
yhoccotruyen.htmedsoft.com/chamcuu/kykinh/machnham/NhamHuyet22_files/image002.gif
* Huyệt Trung Cực: Huyệt ở giữa (trung) rốn và xương mu, được coi như là 2 cực, vì vậy gọi là Trung Cực. Tên Khác: Khí Nguyên, Ngọc Tuyền, Trung Trụ.
Hình minh họa:
yhoccotruyen.htmedsoft.com/chamcuu/kykinh/machnham/NhamHuyet3_files/image002.gif
* Huyệt Kiên Tỉnh:
Huyệt ở chỗ lõm (giống cái giếng = tỉnh) vùng trên vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Tỉnh. Tên Khác: Bác Tỉnh.
* Huyệt Đản Trung:
Đản = chất trắng đục, ở đây ví như màng bảo vệ tim. Trung = giữa.
Huyệt ở giữa 2 vú, gần vùng tim, vì vậy, gọi là Đản Trung (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Chiên Trung, Đàn Trung, Hung Đường, Nguyên Kiến, Nguyên Nhi, Thượng Khí Hải.
Hình minh họa:
yhoccotruyen.htmedsoft.com/chamcuu/kykinh/machnham/NhamHuyet17_files/image002.gif
* Đan điền là thuật ngữ trong y học, võ thuật, dưỡng sinh dùng để chỉ một vài trung tâm khí lực hay là các huyệt đạo trên cơ thể người.
Nghiên cứu về Đan Điền được dùng ban đầu trong Đạo giáo. Tuy nhiên vì có nhiều môn phái, sách vở khác nhau nên thuật ngữ "đan điền" có thể được dùng không nhất quán bởi các môn phái khác nhau. Trong cơ thể người có ba bộ vị được gọi là đan điền:
• Thượng đan điền: Trùng với huyệt Ấn đường (giữa 2 chân mày) còn gọi là "Đan Điền thần".
• Trung đan điền: Trùng với huyệt Đản trung (chính giữa đường nối 2 đầu vú, cắt ngang đường dọc theo xương ức) còn gọi là "Đan Điền khí".
• Hạ đan điền: Còn gọi là "Đan Điền tinh", vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn - khoảng 3 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng). Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toàn nằm ở giữa và phía trên bụng dưới. Có môn phái thì nói nó nằm trên huyệt Thần khuyết (rốn).
Đan điền, từ Hán Việt có nghĩa là "ruộng trồng đan dược" (???), là nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất, mạnh nhất. Vì vậy tùy theo môn phái và tùy theo mục đích sử dụng mà có các dị biệt về huyệt đạo.
(2): Cỏ chi cỏ lan thời xưa chỉ sự cao thượng và tài đức.
(3) Cán Bút Lông Thỏ Mang Tên Tử Hào
Tử Hào, tử là màu tím. Chỉ chọn lông màu tím trên lưng một loại thỏ rừng ở một địa phương nào đó, một quãng thời gian nào đó.
Nói kỹ, để cùng nhận thấy cái giá trị, cái hiếm hoi, quí giá của một cây bút Tử Hào: Tử Hào là thứ lông tím mọc lơ thơ trên lưng giống thỏ, làm bút viết rất tốt nên giá tiền rất đắt, không phải ai mua cũng được. Chế được một cây bút Tử Hào rất công phu. Trước hết phải tìm bắt những con thỏ rừng về lột da lấy lông, mỗi con chỉ có mươi sợi ở ngay trên sống lưng là mang màu tím, vừa cứng vừa nhọn, đủ sức chịu đựng. Lại còn phải đợi vào dịp trung thu, lông mới đúng độ. Đầu thu trời còn nóng, còn chịu ảnh hưởng của mặt trời mùa hạ. Cuối thu trời bắt đầu chuyển lạnh, lông rụng bớt để thay lứa lông mới cho đủ ấm thân thỏ.
Nhà thơ Bạch Cư Dị đã ca tụng cây bút Tử Hào:
Tiêm như truy, hề lợi như đao
có nghĩa là ngọn như cái chùy, sắc bén như lưỡi dao.
(4) Giấy làm từ cây dâu hiệu Tuyên Hòa
Khi Cố Tự Nguyên viết xong đã là giờ Dậu, mất trọn hai canh giờ. Lão phân phó:
- Ngươi ở lại đây, đợi sau khi mực khô thì cẩn thận cuộn lại rồi đem cất đi.
Lư Vân đáp:
- Tiểu nhân sẽ để ý, xin đại nhân yên tâm.
Cứ vậy qua hơn mười ngày, cứ cách một ngày Cố Tự Nguyên lại đến thư phòng một lần, mỗi lần đều là hai canh giờ. Kho củi nơi Lư Vân ở cách thư phòng tương đối xa, có khi hắn liền ngủ luôn trong thư phòng. Cố Tự Nguyên rất ít khi mở lời cùng hắn, chỉ xem như một thư đồng. Lư Vân từ nhỏ đã quen bị người khinh khi, cũng không lưu tâm.
Mỗi ngày ngoại trừ hầu Cố Tự Nguyên đọc sách, lúc rảnh rỗi hắn liền tập trung tu luyện. Số lần cùng thời gian thổ nạp đều tăng lên. Chỉ là luyện đi luyện lại vẫn không có tiến triển, lúc này mặc dù có thể dẫn động khí tức nhưng khi đến Nê Hoàn liền dừng lại, không thể tùy tâm sở dục. Có điều Lư Vân cũng không nóng lòng nhụt chí, hắn đem từng kinh nghiệm viết lên trên giấy. Ngày hôm sau khi tu luyện xem lại đến khi tìm được cách vận khí mới thôi.
Lại qua mấy ngày, hôm đó khi Cố Tự Nguyên đang trong phòng đọc sách, đột nhiên có người tới thăm, là một trung niên văn sĩ. Lư Vân thấy người này hình dung tiêu sái, dáng người hơi gầy, vừa nhìn đã biết là người rất có tài.
Cố Tự Nguyên đang ngâm thơ, thấy người kia đứng tại cửa ra vào thì vui vẻ nói:
- A! Bùi huynh, sao lại có thời gian rảnh đến thăm thế này? Cũng không sai đám hạ nhân thông báo một tiếng?
Người kia họ Bùi, tên chỉ có một chữ Nghiệp, hiệu là Tu Dân Cư Sĩ, nhà ở Dương Châu. Năm xưa từng đảm nhiệm chức vị quan trọng trong triều, hiện đã bãi quan, ở trong nhà mở quán dạy học. Hắn cùng với Cố Tự Nguyên có giao tình thâm hậu, hai người một chịu đại tang tại quê hương, một thì bãi quan, đều đang đợi ngày lên Bắc trở về triều đình. Cố Tự Nguyên nghĩ đến giao tình của hai nhà, có ý muốn đem ái nữ duy nhất gả cho nhi tử của Bùi Nghiệp. Chỉ là dù trưởng bối hai nhà sớm tác hợp nhưng hai tiểu oan gia luôn đối đầu, một mực không hề tiến triển khiến mọi người rất nóng lòng. Thực tế chuyện này Nhị di nương Cố gia là người nóng lòng nhất, nàng là biểu muội của Bùi Nghiệp, đương nhiên muốn xúc tiến hôn ước này, chẳng qua chuyện nam nữ luyến ái muốn gấp cũng không được, làm cho người khôn khéo giỏi giang như nàng thực sự cũng không có biện pháp.
Chỉ thấy Bùi Cố hai người trò chuyện rất tâm đắc, sau khi cả hai dùng trà , Cố Tự Nguyên hỏi:
- Triều chính hiên tại như thế nào? Những ngày nay ta lên Hoàng Sơn thưởng ngoạn, lâu rồi không biết đến đại sự trong triều.
Bùi Nghiệp nói:
- Còn không phải vẫn như cũ? Nghe nói Giang Sung bắt đầu thôn tính đám người trong Đại Lý Tự, một số lão gia hỏa trong đó đành phải từ quan, tức giận đến nỗi đầu sắt mà thất khiếu cũng phải bốc khói. Giang Sung ngược lại càng không tha, thuận lý thành chương mà đem đám đồ tử đồ tôn an bài vào.
Cố Tự Nguyên lắc đầu nói:
- Không đi không từ thì còn có thể thế nào? Cứ cứng rắn muốn đấu cùng người chẳng phải còn thảm hại hơn sao?
Hai người thở dài nhìn nhau, nhất thời lặng im lặng.
Chợt nghe Bùi Nghiệp nói:
- Hắc! Đừng nói mấy chuyện bực bội này nữa, hôm nay ta đến là muốn khảo thí ông một chút!
Cố Tự Nguyên ngạc nhiên nói:
- Khảo thí ta? Hai người chúng ta đời này khảo thí lẫn nhau còn chưa đủ sao?
Bùi Nghiệp cười nói:
- Mọi người đều nói Cố thị lang văn tài mẫn tiệp, đương triều vô song, ta chỉ thử xem lời ấy là thật là giả?
Hai người cùng nhau cười ha hả, nguyên lai Bùi Nghiệp cùng Cố Tự Nguyên được xưng là “Bùi Cố”, thi từ tinh tuyệt nổi danh khắp Giang Nam. Hắn nói như vậy hiển nhiên chỉ là vui đùa, không có ác ý.
Cố Tự Nguyên thấy bằng hữu nhíu mày, thần sắc có vẻ lo lắng liền hỏi:
- Rốt cuộc là có cái đại sự gì, không ngại thì nói nghe một chút a!
Bùi Nghiệp thở dài:
- Cố lão, lần này thật sự ta làm khó cho ông rồi. Nếu như ông không giúp ta lần này thì cái Tu Dân Quán của ta phải đóng cửa !
Cố Tự Nguyên cả kinh nói:
- Sao! Những người bên Đông Xưởng đến làm khó dễ ông sao?
Bùi Nghiệp cười nói:
- Cũng không phải. Từ khi ta treo ấn về quê, chưa bao giờ hỏi đến sự tình triều đình, mỗi ngày chỉ để tâm dạy học viết chữ, người của Đông xưởng cần gì tìm ta gây phiền toái?
Cố Tự Nguyên ngạc nhiên nói:
- Không phải Đông xưởng, vậy là người nào? Ai có lá gan lớn tới chọc giận ông như vậy?
Bùi Nghiệp cười cười, nói:
- Người gây phiền toái cho ta không phải quan lại quyền quý gì cả, chỉ là một lão khất cái mà thôi.
Cố Tự Nguyên cả kinh nói:
- Khất cái?
Bùi nghiệp gật đầu, nói:
- Mấy ngày trước đột nhiên xuất hiện một lão khất cái vào hồ nháo, nói muốn đả quán của ta, mấy môn nhân của ta khuyên hắn, đều nói chúng ta ở đây không phải là võ quán, tại sao lại có chuyện đả quán so chiêu? Nhưng này lão cái này vẫn không để ý, như nếu chúng ta không tiếp chiêu thì sẽ không đi, bộ dáng thật là ương ngạnh.
Cố Tự Nguyên nói:
- Ồ, nhất định lão khất cái này đã có chuẩn bị mà đến a!
Bùi Nghiệp cười khổ nói:
- Không sai. Lão cái này ngồi trong nội đường chúng ta nói có một câu đối, là hắn khi đang đi “thải” nghĩ ra được. Muốn xem thử chúng ta có thể đối được vế dưới hay không. Nếu như không có người đối được, hắn liền muốn truyền bá ra ngoài là 'Tu Dân Quán' của ta lừa đời lấy tiếng. Khi đó ta nghĩ thầm: “Cả đời Bùi Nghiệp ta, đối diện không biết bao nhiêu câu đối trên triều đình lại chỉ thuận miệng mà đáp. Chỉ là một lão khất cái, ta há lại e ngại hay sao?”
Cố Tự Nguyên biết rỏ khả năng của Bùi nghiệp, cười nói:
- Bùi huynh văn tài độc bộ, há có thể sợ ? Sau đó thì thế nào?
Bùi Nghiệp nói:
- Lão cái kia múa bút trước mặt mọi người, ghi ra vế trên, muốn ta đối lại. Hắc hắc, ta vừa nhìn….. vừa nhìn….
Cố Tự Nguyên cười nói:
- Vừa nhìn liền đối được sao?
Bùi Nghiệp thở dài, nói:
- Đây không phải là ông mai mỉa ta sao? Nếu giải được cái câu đối này, ta cần gì phải đến tìm ông? Vế trên của câu đối kia thật sự là tuyệt diệu đến cực điểm, ta xem một hồi liền giật mình. Lão cái cười lạnh một tiếng, lại nói nhất thời ta khó có thể đáp được. Liền cho ta bảy ngày thời gian, để tránh nói hắn thắng không đẹp. Ta cùng với môn hạ đệ tử đã nghiên ngẫm hai ngày nhưng không thể xuất ra được đáp án nào thỏa đáng. Nếu ứng bằng trắc thì thiếu đi văn ý, nếu ứng văn lý thì thanh vận lại không hợp, đành phải đến tìm ông.
Cố Tự Nguyên cả kinh nói:
- Lợi hại như vậy? có thực là lợi hại vậy sao!
Bùi Nghiệp cười khổ nói:
- Lão cái này đã đánh đổ mấy chục học đường rồi, các lão Hàn Lâm ở các giảng học đường chúng ta, không có người nào đối được.
Cố Tự Nguyên chấn động:
- Hội liên lão Hàn Lâm cũng đối không được! Nhanh ghi ra ta xen thử!
Chỉ thấy Bùi Nghiệp viết lên giấy mấy chữ. Cố Tự Nguyên vừa thấy thì sắc mặt lập tức đại biến, nói:
- Hay! Thật sự là không đơn giản!
Nói xong thì lẩm bẩm trong miệng, lộ ra vẻ trầm tư.
Lư Vân ở một bên cũng muốn xem câu đối nhưng bị thân thể Bùi Nghiệp che khuất nên chỉ có thể tưởng tượng.
Bùi Nghiệp cùng Cố Tự Nguyên nói chuyện hơn một canh giờ, thủy chung vẫn không xuất ra được vế đối dưới. Cố Tự Nguyên nói:
- Được rồi! Ngay cả liên lão Hàn Lâm đầy bụng kinh luân cũng bị làm khó, nhất thời chúng ta sao có đáp án đúng đây? Dùng bữa trước đi, uống hai chén đã, buổi chiều nói sau!
Bùi Nghiệp cười khổ một tiếng, trong lòng rõ ràng sợ rằng Cố Tự Nguyên cũng không thể đối được, đành nói:
- Cũng tốt, đi thôi!
Nói xong hai người liền đi ra ngoài, chỉ để lại một mình Lư Vân.
Lư Vân thấy cả hai đã đi xa, thầm nghĩ: "Là câu đối gì mà lại có thể làm khó hai vị tiến sĩ đại nhân?"
Liền đi đến bên cạnh xem xét, chỉ thấy vế trên của câu đối là:
"Ẩm thực khiếm tuyền, bạch thủy khởi năng độ nhật".
Lư Vân ngẫm nghĩ thật kỹ, bỗng gật đầu, thầm nghĩ: "Khó trách không người đối đáp ra, vế trên này thật sự là kỳ đối a!
Vế trên này có ý nói là:
"Đến bữa không còn thứ gì ăn, đành uống nước suối cầm hơi. Ai da! Nhưng chỉ uống nước trắng như vậy, lại có thể sống qua ngày sao?"
Rõ ràng lộ ý nghèo khó. Lư Vân đọc đủ thứ thi thư, liếc mắt liền nhìn ra chỗ lợi hại của cái vế trên này, cái khó của vế trên không phải lộ vẻ chua xót cho thân phận, mà là thuộc về hành văn xảo diệu.
Cái vế trên chia làm hai câu là "Ẩm thực khiếm tuyền” và “bạch thủy khởi năng độ nhật". Bốn chữ "Ẩm thực khiếm tuyền" xem ra bất thành văn ý, nhưng cẩn thận đọc lại thì có diệu dụng trong đó. Chữ "Ẩm(飲)" nếu tách ra sẽ là hai chữ "Thực(食)" và Khiếm(欠)", đọc theo thứ tự sẽ được "Ẩm thực khiếm" ba chữ liên hoàn, ngoài ra, phía dưới chính là chữ "Tuyền(泉)" cũng có thể phân thành hai chữ "Bạch(白)", "Thủy(水)". Vậy sẽ được là " ẩm thực khiếm tuyền bạch thủy" sáu chữ liên hoàn, đọc liên tục sẽ được nghĩa vế trên: "Ẩm thực khiếm bạch thủy, bạch thủy khởi năng độ nhật"
Sáu chữ trước, từng chữ nối tiếp từng chữ, liên tiếp không ngừng, bày tỏ rằng người ra vế đối nghèo rớt mùng tơi. Xem ra lão cái nọ đích thị đã đến bước đường cùng, không cam lòng, lúc này mới ra câu quái đối này gây khó khăn cho đám tài tử Giang Nam.
Lư Vân mỉm cười, thầm nghĩ: "Lão cái này học vấn uyên bác, lại có vẻ phẫn thế hận tục, nếu có cơ hội, phải bái kiến mới được".
Hắn thấp giọng đem vế trên đọc mấy lần, nghiền ngẫm trong lòng nửa ngày, bỗng nhiên tâm niệm vừa động, chợt cười ha hả nói:
- Có thể làm khó được Hàn Lâm học sĩ, nhưng sao có thể làm khó được Lư Vân ta!
Chính khi thi rớt, hắn vất vả bôn ba, một đường bị thế nhân cười nhạo, thân thế có phần tương tự lão khất cái kia, đột nhiên cuồng tính phát tác, thầm nghĩ: "Nếu Lư Vân không hiển lộ tài năng, sợ rằng người thế tục không biết nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên!"
Lập tức liền nhắc bút đề lên vế dưới ngay bên cạnh.
Hắn đặt bút lông để xuống, ngửa mặt lên trời cười to, đang dương dương đắc ý thì chợt tỉnh lại:
- Nguy rồi, ta đây cuồng thái phát tác, viết lung tung những văn tự này lên đây, e rằng sẽ khiến lão gia tức giận.
Đang nghĩ biện pháp đối phó, bỗng nhiên A Phúc vội vã đi vào, kêu lên:
- Này! Quản gia có việc phân phó, gọi ngươi tới mau!
Lúc này Lư Vân gấp đến độ đầu đầy mồ hôi, chỉ muốn xóa đi chữ của mình, liền nói:
- Ngươi đợi một chút, ta lập tức sẽ qua.
A Phúc hừ một tiếng, nói:
- Quản gia đang rất gấp, nếu ngươi ngươi không mau qua thì sẽ hại ta bị mắng.
Lư Vân vừa vội lại sợ, lại không tiện để cho quản gia phải chờ chực, thở dài một tiếng rồi cùng A Phúc ra ngoài.
Tới gặp quản gia lại chỉ là chuyện vụn vặt. Lư Vân đang nóng lòng muốn quay trở về, nghe quản gia thao thao bất tuyệt phân phó thì một chữ hắn cũng không nghe lọt. Qua gần nửa canh giờ mới thoát thân, liền vội vàng trở về thư phòng.
Tâm trạng Lư Vân lo lắng, cúi đầu đi vào thư phòng, liền gặp hai người Cố Tự Nguyên cùng Bùi Nghiệp với sắc mặt ngưng trọng, đứng bên cạnh.
Lư Vân cảm thấy áy náy, gắng hỏi:
- Lão gia, có chuyện gì sao?
Chỉ nghe Cố Tự Nguyên lớn tiếng nói:
- Là kẻ nào đã đến thư phòng?
Lư Vân ấp úng nói:
- Tiểu nhân vừa mới đi gặp quản gia, có thể có người thừa cơ mà vào, đã mất vật gì chăng?
Hắn đoán rằng Cố Tự Nguyên thấy có người ghi vế dưới lung tung vào nên nổi giận, không dám thừa nhận nên đành phải ấp úng, chú ý ngó chừng mà hỏi.
Cố Tự Nguyên không để ý tới hắn, quay sang Bùi Nghiệp nói:
- Điều này kỳ lạ thật, rõ ràng có người đến viết vế đối dưới này! Bùi huynh, chẳng lẽ công tử nhà huynh đã đến?
Bùi Nghiệp lắc đầu nói:
- Khuyển tử có bao nhiêu phân lượng, tất nhiên ta rất rõ ràng. Đây không phải hắn viết.
Cố Tự Nguyên nhíu mày, nói:
- Người này là ai? Chẳng lẽ là tiểu nữ? Để ta đi hỏi lại xem sao.
Lão đang muốn dời bước đi ra, Lư Vân nghĩ không thể dấu diếm thêm nữa, liền khom người nói:
- Cố lão gia, Bùi lão gia, mấy chữ này là ta ghi vào, tiểu nhân cuồng vọng vô tri, nguyện chịu phạt
Cố Tự Nguyên lớn tiếng nói:
- Thật sự là ngươi?
Lư Vân cười khổ, liên tục chắp tay nói:
- Tiểu nhân bất học vô thuật, nhất thời hồ đồ, quấy rầy nhã hứng của hai vị đại nhân, kính xin nhận trách phạt.
Bùi Nghiệp dò xét hắn vài lần rồi cười hắc hắc, lắc đầu nói:
- Vị tiểu bằng hữu này, phải là phải, không phải là không phải, ngươi đừng mạo danh người khác a!
Lư Vân nghe ra ngữ khí của lão có ý hoài nghi, bất giác khẽ giật mình, nói:
- Vế trên này cũng không có gì khó khăn, ta cần gì phải thế thân người khác?
Cố Tự Nguyên cùng Bùi Nghiệp nghe hắn nói lời cuồng ngạo, nhịn không được cùng hừ một tiếng. Cố Tự Nguyên trầm mặt nói:
- Ngươi chỉ là một thư đồng nho nhỏ, sao dám nói chuyện như vậy, cũng không xem gia pháp ra gì!
Lư Vân nghe ra sự khinh thị của hai người, đột nhiên trong lòng dâng lên nhiệt huyết, thầm nghĩ: “Lư Vân ta mặc dù chỉ là gả thư đồng sai vặt, nhưng cũng không hèn hạ như vậy!”
Liền tức giận mặt đỏ lên, lớn tiếng nói:
- Hai vị lão gia ở trên, tiểu nhân dù không phải là tiến sĩ Hàn Lâm gì nhưng quả thực đã nghĩ ra vế đối, không phải chỉ là “Ẩm thực khiếm tuyền, bạch thủy khởi năng độ nhật sao”? Tiểu nhân xin đáp vế dưới là “Ma thạch ma phấn, phân mễ thứ khả sung cơ” không biết hai vị đại nhân định như thế nào?
Tai nghe Lư Vân nói ra vế dưới, trong lòng hai người không còn hoài nghi, thoáng chốc nhìn nhau rồi đồng loạt vỗ tay cười to, đều nói:
- Hậu sinh khả uý, hậu sinh khả uý!
Lư Vân sững sờ ở tại chỗ, thầm nghĩ: "Bọn họ thật sự là tán thưởng? Hay vẫn là giễu cợt ta không biết tự lượng sức mình?"
Thấy thần thái của hai người như thế, Lư Vân trong tâm lại sinh ra sợ hãi, lui về sau mấy bước, vẻ mặt đầy lo lắng.
" Ẩm thực khiếm tuyền, bạch thủy khởi năng độ nhật. Ma thạch ma phấn, phân mễ thứ khả sung cơ"
Cố Tự Nguyên cùng Bùi Nghiệp liếc nhìn nhau, hai người thấp giọng tụng niệm mấy lần, thần sắc lúc này có ba phần sợ hãi, bảy phần bội phục.
Nguyên lai cái vế trên “Ẩm thực khiếm tuyền, bạch thủy khởi năng độ nhật” bên trong có sáu chữ ẩm thực khiếm tuyền bạch thủy liên hoàn không ngừng mà vế dưới của Lư Vân là “Ma thạch ma phấn, phân mễ thứ khả sung cơ”. Trong đó chữ Ma(磨) cũng có thể tách thành chữ thạch (石) cùng chữ ma(麻), chữ Phấn(粉) thì tách thành chữ phân(分) cùng chữ mễ (米) tạo thành ma thạch ma phấn phân mễ, sáu chữ liên hoàn đối lại vế trên, từng chữ đối từng chữ cực kỳ tinh tế.
Thực ra chỗ xảo diệu của vế đối này không chỉ ở hành văn mà còn đáp lại nghi vấn của vế trên, dùng “gạo” là biện pháp đáp lại ý hỏi uống nước trắng sao có thể sống qua ngày. Giống như Lư Vân đang cùng cái lão kia ngồi đối diện nhau. Lão cái một bên ngửa mặt lên trời cười dài, nói ta nghèo rớt mồng tơi, đến bữa phải uống nước suối cầm hơi, biết lấy gì mà sống đây? Lư Vân bên này liền đáp lão huynh a lão huynh ngươi có gì phải lo lắng đây, nếu quả thực không có cái ăn thì cứ tìm lấy “Hạt của cây đại ma (1)” mài lên tảng đá, cũng có thể thành “gạo” để lót dạ a!
Vế trên cho là chua xót cho thân phận, vế dưới thì lộ rằng dù nghèo hèn cũng không mất đi thanh cao, dùng "ý chí Nhan Hồi (2) " ứng với " Phẫn thế hận tục ", văn ý trùng hợp, đối đáp tinh tế có thể nói là nhất tuyệt.
Bùi Nghiệp đánh giá Lư Vân thì cười cười, hướng về Cố Tự Nguyên nói:
- A! Lão gia hỏa ngươi, thu một đồ đệ tuấn tú như vậy từ bao giờ, rồi lại gọi hắn giả làm thư đồng trốn ở chỗ này giỡn ta!
Thực ra Bùi Nghiệp nào biết trong lòng Cố Tự Nguyên kinh ngạc càng lớn hơn, lão vội nói:
- Bùi huynh chê cười, hài tử này thực là thư đồng của ta.
Bùi Nghiệp gắt một cái, nói:
- Đã đến nước này, ông lại còn dấu ta, còn tưởng là ta là lão già vô tri sao?
Cố Tự Nguyên dốc sức liều mạng giải thích nhưng Bùi Nghiệp đâu chịu tin, nếu Lư Vân chỉ là một thư đồng nho nhỏ, há có thể có ý văn khéo léo như thế sao? Cố Tự Nguyên nói đến miệng đắng lưỡi khô vẫn là khó mà khiến người tin tưởng.
Bùi Nghiệp thấy Cố Tự Nguyên vẫn là không nhận, liền tự cười cười, nói:
- Được rồi được rồi, vô luận hài tử này là ai thì cuối cùng đã đối chỉnh được cái vế trên này, đã giúp ta một đại sự.
Nói xong vẫy tay về Lư Vân, nói:
- Hài tử ngươi tới đây.
Lư Vân theo lời đến gần, khom người nói:
- Đại nhân có gì phân phó?
Bùi Nghiệp cười nói:
- Ngươi vừa giúp ta một việc khó, ta rất cảm kích. Ngươi muốn có đồ vật gì? Để ta liền thưởng cho ngươi.
Lư Vân khẽ lắc đầu, nói:
- Tiểu nhân đoán bậy đoán bạ, sao lại dám kể công lao, thỉnh đại nhân vạn lần không cần như thế.
Bùi Nghiệp thấy hắn khiêm tốn hữu lễ, khí độ phi phàm, ở đâu lại xuất hiện một thư đồng như vậy, có vẻ giống như một văn sĩ triều đình hơn. Y không khỏi thầm khen, trong lòng càng ưa thích.
Y thấy Lư Vân kiên quyết không nhận công lao, đành hướng sang Cố Tự Nguyên nói:
- Này! Ông nghĩ biện pháp, thưởng chút gì đó cho hài tử này. Ta thiếu nợ ân tình của hắn.
Cố Tự Nguyên nhẹ gật đầu, nói:
- Ta sẽ lưu tâm việc này.
Nói xong lão lại nhìn về Lư Vân với vẻ buồn bực, nhất thời đoán không ra lai lịch của hắn.
Bùi Nghiệp vỗ vai Lư Vân, cười ha hả nói:
- Lần này toàn bộ mấy chục học đường Giang Nam đều bị lão khất cái kia làm khó. Cũng may nhờ có hài tử này, chỉ có Tu Dân Quán ta là có thể phá giải vế đối nọ. Ha ha, ha ha, ngày mai xem ta làm sao cho lão khất cái này một trận, cho hắn hiểu rõ đạo lý núi cao còn có núi cao hơn!
Nói xong đứng dậy muốn cáo từ.
Cố Tự Nguyên thấy lão bằng hữu vui sướng như vậy, trên mặt lại bất động thanh sắc, đứng dậy tiễn khách. Lúc qua bên cạnh Lư Vân thấy hắn ngây ngốc đứng đấy, liền phân phó:
- Ngươi trước lưu lại, lát nữa ta có chuyện hỏi ngươi.
Ngữ khí có phần nghiêm túc, dường như hoài nghi lai lịch của hắn.
Sắc mặt Lư Vân lộ vẻ sầu thảm, thầm nghĩ: "Thảm rồi, lần này ta tự chủ trương, Cố đại nhân nhất định nổi giận, chỉ sợ chén cơm này bưng không xong rồi".
Chỉ một lúc sau đã thấy Cố Tự Nguyên trở lại thư phòng rồi ngồi xuống, Lư Vân thấy sắc mặt của lão bất thiện thì hoảng sợ, không dám động đậy thân hình.
Cố Tự Nguyên dò xét Lư Vân từ trên xuống dưới, một lúc sau đột nhiên nói:
- Nghe quản gia nói ngươi họ Lư, tên một chữ Vân, phải hay không?
Lư Vân gật đầu vâng một tiếng, khom người nói:
- Quản gia nói không sai, ti
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...