Từ khi ông tôi chuyển hẳn vào làng đã ba bốn năm trôi qua, mảnh đất Đồng Than bỏ hoang một hai năm thì rộ lên phong trào cắt đất sét làm gạch, cả cánh đồng cứ mỗi chiều đỏ rực ánh lửa. Rồi kháng chiến nổ ra, cả làng xơ xác, tiêu điều hẳn, thanh niên thì đi lính, làng chỉ còn người già và trẻ con, với số ít người đứng tuổi. Cuối năm 52, dân quân làng ở cái lò hoang Đồng Than phục kích được một toán lính Tây, giết được một thằng Việt gian. Dân làng phấn khởi lắm, nhưng vài ngày thì Pháp về, nó cáu quá đốt phá cả làng,từ cái Đình làng, đến chùa làng, đều bị đập hết, rồi đốt gần hết cả xóm Giáp. Từ đấy dân làng bỏ đi tứ xứ, mãi đến năm 54 mới về xây dựng lại.
Cụ Nhĩ bây giờ đã yếu lắm rồi, cụ cười móm mém rồi nhìn lại từng gốc cây, từng mái nhà trụi lủi., rồi cụ nhíu mày bước vội đến Đình làng. Cụ Nhĩ vội vã lật đống gỗ gạch còn sót lại của Đình lên, nhiều người lại hỏi cụ nhưng cụ chỉ lắc đầu không đáp mà chăm chú làm tiếp, mãi một lúc sau cụ thảng thốt nói lớn vọng ra:
– Cái triện đồng của Thành Hoàng đâu mất rồi! Hay là bị Tây mang đi mất rồi, thế thì hỏng!
– Cụ nói sao? Cái Triện giấu trong cột gỗ lim lâu lắm rồi không ai biết, mất rồi thì giờ tính làm sao hả cụ?
Mấy cụ cao niên khác nghe thế vẻ mặt cũng hốt lắm, không một ai hiểu lý do vì sao, rồi cụ An dè dặt hỏi. Cụ Nhĩ thì vẫn tư lự lắm, đăm chiêu một lúc thì mới thở dài đáp
- Đâu khắc có đấy, các cụ cứ dựng tạm lại Đình làng ta, rồi ta tìm cách lo liệu sau!
Nói thế mọi người liền gật đầu, làng mình từ đấy bắt đầu xảy ra việc lạ. Cứ mỗi chiều từ núi sát ngay làng bay ra từng đàn chim lợn, cứ chập tối là từ ngọn tre ở hào làng kêu từng tiếng eng éc… eng éc… nghe đến giật mình. Bọn nó kêu rất lâu, tầm gần tiếng lại bay lại về núi, mỗi ngày như thế đâm ra dân làng sợ vẩn vơ hết. Từ lâu người ta đồn rằng chim lợn kêu là có người chết, đàng này nó cứ đứng ở hào làng kêu, mà không chỉ một con, mà là hai ba chục con một lần. Người làng ra xua đuổi đi thì chỉ được một vài phút, một vài phút sau thì lại về túm tụm lại ngọn tre rồi. Rồi cuối cùng không chỉ là chim lợn nữa, mà có người làng đã bị doa đến chếp khiếp.
Cứ tờ nờ sáng, là một túm đàn bà trong làng lại quẩy gánh, quảy hàng lên chợ huyện buốn bán, đặng kiếm vài xu về tăng gia thêm bữa cơm bữa cháo, chợ Huyện mở sáng, mà làng lại xa nên phải đi từ lúc canh ba chưa sáng rõ. Các bà đi qua cây tre, thân tre vang lên tiếng xào xạc ngày càng to, một bà mới thấy lạ hỏi lớn:
– Mấy bà có thấy lạ chửa? Rõ là không có gió mà lũy tre kêu như có bão ấy nhờ!
Mấy bà kia cũng gật gật, thì từ lúc này cây tre như đổ rạp ra giữa đường chắn nguyên đường, rồi một tiếng cười khé..khé… vang lên giữa đêm tối. Từ trong bụi tre bò ra bóng người bò ra, nó đen đúa dưới ánh trăng, cả người nát bươm như bị đá đè nát bét vậy, nó chỉ bò bằng hai tay mà nhanh như người đang chạy từng bước nhỏ. Lũy tre dài năm sáu chục mét, àm nó bò thoăn thoát như con thạch sùng, mới đấy đã đến gần đoàn người rồi, lúc này các bà mới nhìn rõ nó. Nó chỉ có phần thân trên của con người, dính với một cái chân cụt tới đùi, ổ bụng nát bét hết, vừa bò nó vừa cười, từ miệng phát tiếng cười ghê rợn, lưỡi dài quết đất, đỏ lòm. Các bà thấy thế sợ đến đờ người, may mà có một bà sợ quá tiểu cả ra, con vong thấy thế liền chần chừ không bò lại nữa, mà nhìn chăm chăm cả đoàn người. Lúc này cả đoàn mới sực tỉnh, vội rặn mỗi người một ít, rồi bôi khắp người, vứt hết gánh hàng chạy vê phía làng, vẫn nghe đàng sau tiếng thổi gió như tiếng con rắn lớn trườn vậy.
Nỗi sợ lớn dần, dân làng đành làm phiền cụ Nhĩ, cụ nghe thế liền đi ra chỗ hào tre. Cái hào tre này trồng từ lâu rồi, năm xưa mỗi làng đều là một đất riêng- nội bất xuất, ngoại bất nhập, cái hào tre trồng rắt một loại tre gai để làm thành hào thành lũy ngăn người ta ra vào. Cụ Nhĩ đến cạnh lũy tre, cụ bấm bấm đốt tay rồi mang cái La bàn ra, lẩm nhẩm vài câu. Lúc này kim La Bàn xoay tít vài vòng, các khớp răng của La Bàn, rồi dừng lại ở Khảm và Ly, lúc này cụ Nhĩ mới nhìn về phía mặt trời, rồi lẩm bẩm nói:
– Ly sính Hỏa, Khảm ưa Thủy, Nội Khảm ngoại Ly, vậy đây là quẻ Thủy Hỏa Vị Tế. Quẻ này theo Tả Ao tiên sinh giải chú thì là Chồn con qua sông, hấp tấp ướt đuôi- ắt hẳn là có tà vật mới luyện thành nhưng chưa dứt được âm khí, hơn nữa lũy tre làng mọc về phía Đông Nam làng! Đông Nam có cây lớn, cây ấy ắt dưỡng quỷ- cổ nhân nói không sai bao giờ.
Rồi cụ gọi người làng đang đứng đợi cạnh, nói lớn:
– Các chú các thím đào trốc gốc lũy tre này lên cho tôi, nhớ kỹ, nhà nào có trẻ con chưa được nửa giáp thì lùi về sau!
Tức thì người làng hè nhau đào lũy tre lên, đào sâu khoảng ba bốn mét thì thấy một bộ xương đen xỉn, chỉ có phần xương thân trên, không có xương chân phải. Cụ Nhĩ nhíu mày, liền nghĩ ngợi một chút, mới bảo tiếp:
-Các chú thím chịu khó đào về phía tay trái chú bảy mươi bước chân nữa cho tôi…
Mọi người nghe lời liền đào thêm một lúc, lúc này mới thấy dưới chân lũy tre là một ổ rắn, nhưng chỉ còn một lớp da lột, lớp da này dài dễ cả ba bốn mét, rộng hai gang tay. Cụ Nhĩ thấy thế mặt biến sắc lắm, bảo với dân làng:
– Tôi nghe nói trước làng ta có phục kích được cả tiểu đội Tây đi càn, giết được thằng Tây với thằng Việt gian phỏng? Vâng, đúng rồi cụ- một bác cầm cái mai nói vọng lên.
– Thế thì đúng rồi, thằng Tây chết lính Tây nó mang xác về rồi, còn xác này chắc là của thằng Việt gian, bọn Tây nó quẳng ở đây. Nó chết hận quá, vong nó lại quấy quá! Mà xác nó lại bị con rắn ăn mất, giờ ta phải tìm cho ra con rắn này, giết ngay nếu không để lâu tôi e có biến!
Nghe cụ nói thế người làng ai nấy mặt tái không còn giọt máu, nhất là mấy bà bị ma dọa hôm trước càng tỏ vẻ e sợ. Cụ Nhĩ trầm ngâm, rồi bảo dân làng xin chân hương ở Chùa với Đình làm mồi, sau đấy đốt luôn cái bộ xương đấy đi. Lúc đốt bộ xương, đàn chim lợn lại từ núi bay tới, kêu eng éc cả khoảng trời, mãi tới khi đốt xong cả đàn mới tản đi. Cụ Nhĩ chia phần tro thành bảy phần, bảo dân làng trôn lần lượt ở bảy nơi trong làng, cụ giải thích:
– Chia làm bảy, vì nó là đàn ông, có thất khiếu, tối lấy xương giả làm thất khiếu để tán cái Âm khí của nó ra. Mà tôi chôn đều ứng với các đỉnh của núi ta, lấy đỉnh núi làm thành hình kiếm, tựa thế Thái Sơn áp đỉnh mà từ từ làm nó yếu bớt đi.
Xong xuôi đâu đấy, cả dân làng giải tán, các cụ cao niên thì cùng nhau ra Đình bàn chuyện. Được quá nửa tuần rượu, thì có một chú hớt hải chạy đến báo:
– Không hay rồi cụ ơi, anh Định, anh Huy bị vong nghịch rồi cụ ơi..
Bác Định, bác Huy là một trong những người tham gia việc đào lũy hôm nay, nghe thế cụ Nhĩ cùng các cụ tức tốc chạy đến nhà hai bác. Lúc này sân đông nghẹt người, ai cũng lo lắng, vì nay mới làm được việc nhỏ, mà đã bị thế này, thử hỏi hôm sau còn nghiêm trọng thế nào nữa. Không biết thân mình còn giữ được mạng không.
Cụ Nhĩ chạy đến, tức thì thấy bác Huy, bác Định vị trói vào cột, mấy người khác thì vừa vẩy nước tiểu vừa lấy cành dâu vụt vào người hai bác, quật đến tóa cả máu mà mắt hai bác cứ long sòng sọc lên, lưỡi thì thụt ra thụt vào như lưỡi rắn, thở hơi ồ ồ, bụng thì to như bụng trống. Thấy cụ đến, bác Định gái mới mếu máo thưa:
– Chồng con xong việc làng, về đến nhà ăn uống xong, bảo đi đặt cái vó… Mãi không thấy về, con đi tìm thì thấy chồng con, bác Huy với bác Tiến ở lũy tre làng. Sợ quá con chạy về báo cho dân làng, từ lúc ấy chồng con đã thế này rồi cụ ạ. Mong cụ giúp chồng con, không ông ấy chết mất…
– Chú Tiến đâu…Cụ Nhĩ thấy không ổn liền quay sang hỏi gấp.
Dân làng lúc ấy mới sực tỉnh, một cụ cao niên mới giật mình:
– Thằng Tiến nó gọi mình mà chú… Thôi chết!!! Nó bị vong nghịch như thăng Định, thằng Huy cơ mà….
Rồi cụ Nhĩ mới móc trong túi một viên thuốc, bảo với bác Định gái:
– Thím hòa viên này với nước tiểu trẻ em cho chú uống, rồi lấy tiết gà trống đánh gió cho chú ấy! Nhớ kỹ là gọi người túc trực cạnh chú nhà, rồi rải vôi trước sân, cửa, vẽ thành hình cung tên! Với đốt nhanh cho các cụ, nội tối nay không được để hương tắt, tôi phải ra Đình gấp, thím thông cảm…
Rồi cụ với mấy chục người khác ra đình, chạy vào sân Đình, các cụ sững người: Đình làng tan hoang như vừa có một cơn bão quét qua, lư hương, ban bệ lung tung lộn xộn, bàn ghế xiêu vẹo, nhất là cái Vạc hóa hương của Đình lăn ra tận sân, cụ Nhĩ thấy thế kinh hãi lắm. Cụ chạy lại chỗ cái Vạc, nói lớn:
– Chết rồi, phần tro cốt của thằng Việt gian mất rồi. Tôi ếm trong này…
– Thằng Tiến nó dám...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...