Ăn Miếng Trả Miếng FULL


Tống Tử Ngôn là một thiên tài với bộ môn Taekwondo, cậu chính là minh chứng cho sự nỗ lực chăm chỉ, là tấm gương cho biết bao nhiêu thế hệ đàn em trong võ đường.
Vì sao ư? Chính là phải nói đến xuất thân của cậu!
Mười sáu năm trước, Viện trưởng cô nhi viện Yêu Thương, vào một buổi đêm, nghe được tiếng khóc của trẻ con, đi theo tiếng khóc như nấc nghẹn đấy bà tìm thấy hai đứa trẻ sơ sinh được bọc trong một tấm chăn nhỏ.
Hai đứa bé sinh đôi, trong cái giá rét của tháng mười hai, được ai đó đặt trước cổng cô nhi viện.

Bên trong mỗi tấm chăn chỉ có duy nhất một tờ giấy với cái tên được viết một cách cẩu thả cùng thứ tự sinh của chúng.
Một tấm là Tử Thanh, tấm còn lại là Tử Ngôn, ngoài ra thì không còn gì cả, còn không có nỗi cái họ.
Không còn cách nào khác, Viện trưởng để hai đứa bé mang theo họ Tống của bà.
...............
Những đứa trẻ trong cô nhi viện khi ra bên ngoài sẽ bị ức hiếp, nên hàng tuần sẽ có một thầy giáo tên là Trương Hòa tại một võ đường, đến dạy vài quyền phòng thân cho bọn chúng.
Tử Thanh là anh, lại lớn tướng hơn, nhưng lại rất nhút nhát ngoài thích đọc sách ra thì không có hứng thú với những thứ khác.
Nói mãi không được, Tử Ngôn thấy vậy đứng ra bảo đảm sẽ chăm chỉ học để bảo vệ anh hai.


Thầy Trương thấy thế cũng không có ý ép buộc, nên trong lúc Tử Ngôn học võ bên trong, Tử Thanh sẽ ở bên ngoài đọc sách, sau đó sẽ dạy cho em trai những thứ mà cậu mới tìm ra được.
Không ngờ Tử Ngôn càng học càng giỏi, năm Tử Ngôn và Tử Thanh đến tuổi đi học, Tử Thanh theo lẽ đến trường ngược lại Tử Ngôn được thầy dạy võ đưa đến trường năng khiếu.
Tuy cách xa nhau nhưng tình cảm hai anh em lại cực kỳ tốt, sau giờ huấn luyện Tử Ngôn đều bám riết theo anh hai không buông.

Đừng nói chi đến ai muốn bắt nạt anh, chỉ sợ người đó sẽ biến thành truyền thuyết trong thành phố vì có một cái "đầu heo".
Hai năm sau đó, Tử Thanh thì dành được vô số học bổng cùng giải thưởng, Tử Ngôn cũng bắt đầu tham gia những trận đấu lớn nhỏ trong thành phố.
Trong khu phố, chỉ cần nhà nào có con nhỏ đều sẽ lấy hai anh em này ra mà so sánh kiểu "con nhà người ta".

Bởi vậy, mấy người phụ nữ lúc rảnh hay ngồi tán dóc rồi cảm thấy đáng thương cho cha mẹ nào đã bỏ rơi hai đứa bé, vừa giỏi giang lại ngoan ngoãn.
Nhưng vào học kỳ hai năm lớp chín của Tử Thanh, Viện trưởng bị đột quỵ qua đời, cô nhi viện không còn cách nào khác phải đóng cửa.

Những đứa trẻ được đưa đến một cô nhi viện cách đó rất xa, Tử Ngôn nghe nói, để đi tới đó có khi phải mất cả ngày.
Sở dĩ nghe nói là bởi vì hai anh em cậu không hề đến đó, chỉ còn hơn nửa năm thôi là Tử Thanh đã tốt nghiệp trung học, anh phải chuyển đến thị trấn mới có trường dạy những lớp cao hơn.
Vì thế, nếu như Tử Ngôn đi theo những đứa trẻ cô nhi viện, hai anh em sẽ phải tách ra.

Thấy tình cảm hai đứa nhỏ tốt như thế, không ai lại muốn chia cắt chúng, nhưng vì hoàn cảnh ai cũng không có cách nào.
Ngay thời điểm đó, thầy Trương đề nghị đưa bọn họ theo ông đến thị trấn.

Con gái ông cưới chồng là một người Nhật Bản, bình thường ông chỉ ở võ đường hoặc đến những vùng lân cận giảng dạy.
Căn nhà mà ông mua để làm của hồi môn cho con gái cũng vì thế bị bỏ dỡ.


Sau khi nghe được hoàn cảnh của hai đứa nhỏ, cô gái lại rất nhiệt tình kêu cha đưa căn nhà cho hai người họ.
Ban đầu, hai anh em từ chối một cách kịch liệt đề nghị này, thầy Trương cũng nghĩ họ sẽ không đáp ứng một cách dễ dàng nên đề xuất biện pháp cho họ thuê với giá rẻ.
Tử Thanh nghĩ dù sao khi đến đó học anh cũng phải đi tìm chỗ ở.

Thêm vào đó chỉ cần có học bổng của anh và tiền thưởng thi đấu của Tử Ngôn, bọn họ sẽ không sợ nợ tiền của thầy giáo.

Cả hai người đều rất yên tâm với quyết định của bản thân.
Thế là sau khi Tử Thanh kết thúc bài thi cuối kỳ, hai anh em tay xách nách mang đồ đạt đến căn nhà kia.
..........................
Vốn dĩ là nhà tân hôn, nên qui mô so với một căn nhà cho thuê thì lớn hơn nhiều.

Hai phòng ngủ, một cho chủ còn lại cho khách, phòng vệ sinh riêng, một phòng khách để vừa đủ một bộ ghế sofa kiểu gia đình, tivi, tủ lạnh và phòng bếp hiện đại.
Hai người đều không giấu được sự ngạc nhiên đối với không gian và nội thất bên trong căn nhà, nhưng ngược lại cũng rất vui mừng.

Trong cô nhi viện, một phòng thường có năm đến sáu đứa trẻ phải ở chung với nhau, đi đứng bình thường thôi cũng va chạm đủ chỗ, chứ đừng nói chi đến những việc khác.

Sau khi ổn định cho hai người, thầy Trương cũng quay lại với công việc của mình.

Tử Ngôn thì ngày càng có nhiều cơ hội được ra sàn đấu, Tử Thanh tuy phải bước vào môi trường mới, nhưng với bản tính hiền lành, chăm chỉ lại học giỏi.

Anh nhanh chóng nhận được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô cùng bạn bè.
Hai năm cứ theo dòng chảy cuộc đời từ từ bước qua một cách vô định, thời gian là một tạo vật tàn nhẫn vì nó rất vô tình, cho dù ta có nài nỉ van xin như thế nào đi nữa, nó vẫn không chờ đợi một ai.

Đi qua và lấy đi nhiều thứ!
Nhưng cũng chính thời gian để lại cho ta nhiều thứ khác, cho ta sự trưởng thành mạnh mẽ, để ta đủ sức đối mặt với những thứ sẽ đến trên con đường cuộc đời.

Cho ta những khoảng thời gian hạnh phúc và cả những giây phút chờ đợi mang đầy hy vọng, niềm tin vào ngày mới..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui