Thái Đường Yến nhìn anh đầy phòng bị, Làm, làm gì?
Thường Minh nóng lòng muốn xác nhận câu trả lời nên giục giã: Nhà ở đâu?
Thái Đường Yến buộc phải nói tên tiểu khu ở con phố kia.
Quê của cô. Anh nhấn mạnh.
Vô duyên vô cớ tra hỏi hộ khẩu làm Thái Đường Yến càng thêm cảnh giác, nhưng biết chạy khhoong khỏi, bèn bảo: Một thôn ở dưới huyện... huyện Tân Nam.
Thôn Vi Phong?
Sao anh lại biết...
Thường Minh để lộ vẻ mặt tôi cũng biết, lấy cuốn sách kia từ trong túi vải, lại kẹp lấy tấm ảnh, Hỏi cô, người đàn ông này là ai?
Thái Đường Yến còn không gặp phải thái độ không khách khí như vậy ở đồn cảnh sát, hơn nữa đột nhiên Thường Minh nhắc đến chuyện không liên quan như thế, đầu óc cô càng mơ hồ, chẳng lẽ đang nghi ngờ gì cô sao.
Không nhớ.
Không nhớ? Rõ ràng Thường Minh không tin, ngón tay di đến khuôn mặt của cô nữ sinh, Đây không phải cô ư?
Là tôi. Thái Đường Yến nói, Nhưng tôi không nhớ anh ta là ai.
Vậy mà cô còn kẹp trong sách như bảo bối.
Thái Đường Yến đáp: ... Tiện làm bookmark.
Tấm ảnh này có khi nào? Từ đâu đến?
Giọng Thường Minh hùng hổ dọa người, Thái Đường Yến nhìn sang chỗ khác, Mồng hai hay mồng ba gì đó... Những người này nhìn giống mấy đàn anh lớp trên, thi vào đại học rồi thì về truyền lại kinh nghiệm cho bọn tôi, động viên khích lệ... Người này... Cô đưa tay chỉ vào người đàn ông trung niên bụng phệ, Là hiệu trưởng của chúng tôi. Lại đưa thêm một thông tin, tránh để bị thẩm vấn, Chụp ở văn phòng của hiệu trưởng, cùng với mấy học sinh có thành tích tương đối khá...
Cô có thành tích tốt cơ à. Giọng không thể tin nổi.
... Trong giới hạn đặc biệt đó là sự thật không thể tranh cãi, Thái Đường Yến giận ra mặt.
Thường Minh không nhận ra, tiếp tục hỏi: Người này họ "Phong" à?
Không phải.
Vừa nãy còn nói không nhớ, bây giờ lại nói "không phải".
Chỗ chúng tôi không có họ "Phong", nếu là họ này thì chắc chắn nhớ rồi.
Thường Minh lại chìm vào liên tưởng tấm ảnh. Trông dáng dấp người thanh niên trong tấm ảnh giống sinh viên, năm tháng dùi mài mặt mũi, nhưng không đến mức cắt đôi mắt một mí thành mắt hai mí. Nhìn ngang nhìn đứng, giống mà cũng không giống. Dù có là người kia thật thì cũng chỉ chứng minh được hắn nói dối nơi mình sinh ra. Đầu mối vừa xâu chuỗi lại văng tung tóe, hệt như châu ngọc đứt dây vung vãi đầy mặt đất.
Nghĩ nhiều nhức óc, Thường Minh thuận thế ngồi lên bậc tam cấp, kẹp tấm hình vào lại trong sách.
Thái Đường Yến ở cạnh chờ mãi, rốt cuộc đã có thể trộm sách về lại.
Thường tiên sinh, cái đó... Cô lấy một cuốn sổ tay nhỏ từ túi áo khoác ra, nghĩ nên mở miệng đòi tiền như thế nào.
Ừ, cô về đi.
...
Lệnh đuổi khách của Thường Minh phá hỏng cả nửa lời thoại cô khổ cực chuẩn bị.
Thường Minh ngẩng đầu lên, Không biết đường à?
Dòng suy nghĩ của Thái Đường Yến bị anh cắt đứt, ngẩng đầu nhìn căn nhà bề ngoài thì khang trang nhưng bên trong lại ghê rợn, thêm cả Thường Minh bây giờ thành ra thế này, trông hệt khúc xương cũ kỹ bị gặm ở bên ổ chó, vô cùng chế giễu.
Anh... ở đây à?
Cuối cùng Thường Minh cũng hồi tỉnh từ những phân tích chưa có giải đáp, ý thức được vấn đề cấp bách. Cawnh nhà sợ, nếu ở thì chỉ sợ ban đêm chẳng thể nào chợp mắt nổi, hệt như chui vào bụng quái thú vậy.
Anh ngẩng đầu, nói: Nếu không thì ở đâu, ở chỗ cô à?
Phiền não thấy rõ, người này nhướn mày, hết lần này đến lần khác sinh ra oán khí, làm như cả thiên hạ này không ai đáng thương bằng anh.
Không phải không phải. Thái Đường Yến vội nói, cứ như sợ chậm một bước thì sẽ bị lợi dụng vậy, Cái đó... số tiền... nằm viện ấy...
Thường Minh tiếp lời rất nhanh, Bây giờ tôi không có tiền, không có tiền mặt. Hay là cô viết hóa đơn cho tôi đi, tôi chuẩn bị xong thì sau này cô đến lấy.
Người ta thường nói nhắc đến tiền là tổn thương tình cảm, như bọn họ dù không có tình cảm mà trao đổi vẫn có chướng ngại, hao tổn tinh thần. Bây giờ Thường Minh kém xa người đàn ông lúc trước đưa cho cô mười ngàn tiền mặt kia, Thái Đường Yến cũng hết cách, Tôi vẫn chưa tính xong... Cũng không nhiều nhặn gì lắm, chưa đến mười ngàn.
Vậy đợi cô tính xong thì đến nói sau, tôi không quịt nợ bao giờ.
Cũng chỉ đành phải vậy, Thái Đường Yến nhìn anh thêm mấy lần, cứ như làm thế thì có thể khiến lương tâm anh càng thêm trói buộc, để anh không thể nuốt lời.
Thế... Thường tiên sinh, tạm biệt. Chúc anh sớm ngày bình phục.
Thái Đường Yến do dự bước ra cửa hàng rào, để lại Thường Minh cùng một đống hành lý ở ngay trước cửa.
Đi rồi? Thường Minh rướn cổ lên. Một, hai, ba... Đếm đến mười, đi thật rồi sao?
Đặt cược sai rồi!! Đồ không có lương tâm!
Làm sao có thể trông chờ vào một hộ lý có thể thu nhận mình chứ, không có đạo lý nào mà dịch vụ hậu mãi lại còn đắt hơn giá hàng hóa cả. Căn nhà của Thường Minh lại phải quét vôi lần nữa, vật dụng trong nhà thì có thể cạo rửa, còn không được thì thay mới, ví dụ như ghế sofa bị rạch bung ra cả - mẹ, rặt một đám biến thái - không thể giải quyết được trong vòng một hai tháng, trên công trường núi Vi Phong còn giữ lại một căn nhà cho anh ở, nhưng chân giả của anh còn chưa làm xong, nếu cứ vậy mà qua đó thì bao nhiêu oai phong đều mất hết. Không thể đến chỗ bố mẹ anh đường, anh và Thường Cẩm Lâm không hợp nhau, gặp mặt là lại gây gổ, mẹ anh Phạm Tiểu Uyển chỉ sống trong tiên nữ quốc của mình, đa số thời gian đều không nghe không hỏi gì đứa con trai này. Vương Trác và Tạ Vũ Bách thì... Thôi đi, Thường Minh nhìn là biết, vốn không phải vấn đề nơi chốn, mà là chướng ngại của cái chân này, chỉ cần vượt qua sự hèn nhát trong lòng thì không có chỗ nào trên thế giới này mà anh không thể đi.
Thường Minh định để thuộc hạ của lão Viên giúp thuê nhà tạm thời chuyển đến, một mình thì một mình, cùng lắm là chịu chút khổ, không được nữa thì gọi thím Hồ.
Đột nhiên trước mặt vang lên tiếng bước chân.
Thường Minh ngạc nhiên, ấy, người quay lại rồi, bên ngoài còn đậu chiếc taxi, hóa ra là đi bắt xe à?
Thái Đường Yến nhìn anh từ trên cao, nhưng thần sắc chẳng hề có tí kiêu căng nào, Thường tiên sinh, điện thoại của tôi... vẫn còn ở chỗ anh.
Thường Minh: ...
Thường Minh cúi người tìm chiếc điện thoại bị vỡ màn hình ở trong túi quần, cầm một góc đưa đến.
Lúc Thái Đường Yến định nhận lấy, chợt anh nghĩ đến một vấn đề nghiêm trọng: Anh không có chứng minh thư, ngay đến khách sạn cũng không được!
Thế là điện thoại đột ngột bị vòng về lại, Thái Đường Yến bắt hụt, tay chợt rớt giữa không trung.
Thường tiên sinh... Tôi phải đi rồi... Anh trả điện thoại lại cho tôi đi.
Thường Minh vờ như không nghe thấy gì mà cất điện thoại đi, nói: Cô nghỉ ở đâu?
Hả?
Ừ.
... Thái Đường Yến sợ hiểu lầm đâm khó xử, đành giả ngốc nhìn anh.
Thường Minh thở dài, nói: Bây giờ nhà tôi không ở được.
Thái Đường Yến nói: Thật đáng tiếc.
Thường Minh cứng giọng, Thái Tiểu Đường, cô đang giả vờ hồ đồ đúng không.
Thường Minh cũng không phải là người không thông thạo đối nhân xử thế, có thể cúi đầu khom lưng trước mặt người khác, nhưng đồng thời cũng rất xấu tính với Thái Đường Yến. Trong quan hệ của hai người, anh vẫn là người nhìn xuống, xương sống chẳng hề cong. Lúc này anh còn chưa ý thức được rằng, không phải là Thái Đường Yến mềm yếu, mà chỉ là dung túng anh quá thôi.
Thái Đường Yến vẫn sợ hiểu sai ý, cứ như kiểu người có bản lĩnh như Thường Minh sao lại không có nhà để về chứ.
Anh muốn... Đến chỗ tôi sao?
Cô đưa ra câu hỏi, nhưng trong lời lại có nghĩa khác, Thường Minh lại coi là lời mời, cứ thề bình tĩnh nhìn cô. Nửa tháng qua, cô đã quá quen với ánh mắt quật cường này rồi.
Nhưng mà... Thường Minh nheo mắt lịa đầy nguy hiểm, Thái Đường Yến thức thời đổi lời, Được rồi.
Tài xế ở bên ngoài bóp còi thúc giục. Vẫn là người tài xế ban nãy, ở đây khá là hẻo lánh, anh ta lại không muốn lái xe không về, đợi một lúc thì thấy Thái Đường Yến đến.
Đi thôi. Thái Đường Yến ôm lâấy hành lý. Thái Đường Yến khóa cửa lại, chống nạng cùng đi ra.
Ha ha. Tài xế cười một tiếng.
Chỗ tôi hơi nhỏ, chỉ có một phòng chính một phòng khách... Thái Đường Yến làm công tác tư tưởng cho Thường Minh ở trên xe, Tiểu khu cũng khá cũ.
Thường Minh lắc lư đong đưa theo chiếc xe, hệt như người xưa ngâm thơ gật gù đắc ý.
Anh nói: Có thể ở là được. E là cô đã coi anh là quý công tử sống trong nhung lụa.
Đợi khi hai người đến dưới nhà, Thường Minh nhìn tòa nhà năm tầng một cầu thang mà im lặng.
Thái Đường Yến tưởng anh cảm thấy lụp xụp, bèn khuyên giải: Tuy bên ngoài cũ, nhưng vẫn có thể ở được...
Thường Minh nói: Tầng mấy?
Rốt cuộc Thái Đường Yến cũng nắm được trọng điểm, ... Tầng cuối.
Thường Minh không bình luận gì thêm nữa, một câu đi thôi đơn giản thê lương hệt như đi vào ngõ cụt.
Lúc này mới hơn một giờ trưa, đa số mọi người đều ở nhà nghỉ ngơi, nơi cầu thang yên tĩnh, ngay đến nhà của bà chủ cũng đóng cửa.
Thường Minh nhấc chân phải lên trước, trọng tâm và nạng nghiêng đi theo, cứ thế từng bậc từng bậc mà đi lên.
Thái Đường Yến không biết đứng đâu cho ổn: Đứng trước anh, cứ bị nhìn chằm chằm vào mông thì mất tự nhiên quá; Đi bên cạnh, chiều rộng cầu thang lại không đủ; Ở đằng sau, sợ Thường Minh ngã đè cô mất. Hay là cứ ở sau đi, có thể đỡ anh đúng lúc. Với dáng người này của Thường Minh thì cũng khoảng 70 kg, mất đi một chân thì còn khoảng cỡ 50 kg, không chênh lệch với cô là bao, cũng không đến mức cả hai đều lăn xuống.
Nghĩ như vậy, Thường Minh đã đi lên đến hành lang tầng thứ hai, dựa vào nạng lấy hơi. Con số trên hành lang đã sớm bị bong tróc theo nước sơn trên tường, Thường Minh hỏi: Còn mấy tầng nữa?
Thái Đường Yến đáp: Ba. Lại nghĩ có nên nói động viên gì không, nhưng không biết phải nói gì, câu cố lên thì có vẻ ngớ ngẩn, có mệt không thì lại quá dịu dàng thân mật, thế là dứt khoát im miệng cho lành.
Thường Minh rất ít khi tập leo cầu thang, nhất là còn leo liên tục thế này, cái vẻ lực bất tòng tâm còn nặng hơn so với già cả làm anh không còn lòng dạ nào mà oán trách.
Trong phòng chỉ có mấy thứ đồ vật dụng đơn giản cũ kỹ, thứ mới duy nhất chính là ghế sofa hoa văn cầu vồng.
Thái Đường Yến đặt hành lý xuống sàn, kéo ghế sofa ra xếp thành giường sofa, Chỉ có một chiếc giường thôi, Thường tiên sinh... Anh ở đây thì cố chịu chút.
Thường Minh: Ừ.
Anh vô cùng mệt mỏi, ngồi xuống sofa, dựa nạng vào tường. Từ góc độ của anh có thể trông thấy chiếc giường trong phòng ngủ cô.
Thái Đường Yến dọn cho anh một chiếc chăn, rồi lại mở bàn xếp ra, trải báo lên đưa đến mép giường sofa, Cái này... là bàn làm việc.
Thường Minh: Được.
Nhìn Thái Đường Yến lăng xăng chạy tới chạy lui, rốt cuộc Thường Minh cũng có sự cẩn trọng của khách, ngồi im nhìn cô.
Ngày hôm nay, Thái Đường Yến làm cơm tối cho Thường Minh xong liền vội vã chạy đến quán lẩu, cô phụ trách trông coi cơm tối trong quán. Cô có cảm giác coòn có rất nhiều chuyện còn chưa nói rõ, ví dụ như Thường Minh sẽ ở bao lâu, nếu lâu quá thì anh có chịu tiền thuê phòng và tiền cơm nước không (nhưng nghĩ không biết phải mở miệng như thế nào thì lại phiền não), bất kể thế nào thì dù sao Thường Minh cũng đã là một người đàn ông trưởng thành, dù sao cũng phải có ba điều quy ước với anh (lại là vấn đề nên mở miệng thế nào)... Có điều Thái Đường Yến còn chưa kịp thảo nháp ra thì, cuộc sống xoay tròn không ngừng như con vụ trong nhiều ngày qua đã làm cô choáng váng, con ma ốm đã làm cô gục ngã trước...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...