"Những gì chúng ta mơ,
chúng ta khát vọng, là nỗi đau hay cùng khốn?" - Hermann Hesse
-----
Khi Mạc Kỳ Yến về bệnh viện, Tần Y Lạc đã rời đi.
Trên giường bệnh chăn gối đã được xếp lại gọn gàng như thể vốn chưa từng có sự hiện diện của Tần Y Lạc.
Mạc Kỳ Yến có chút ngẩn người, tay vẫn còn cầm đồ ăn đã nấu cho đối phương.
Nhìn căn phòng trống trải Mạc Kỳ Yến có chút không thỏa mái.
Cô nhìn bức thư ở tủ đầu giường, thoạt nhìn là nét chữ viết tay, không nghĩ đến Tần Y Lạc có thể thuận cả hai tay.
Mạc Kỳ Yến có cảm giác cô không nên đọc bộ bức thư này.
Cô ra ngoài tìm đến bác sĩ Mao hỏi về tình trạng của Tần Y Lạc.
Bác sĩ Mao cũng đang tìm đến Mạc kỳ Yến.
"Mạc cảnh quan, tôi đang định báo với cô là bác sĩ Tần đã rời đi."
Bác sĩ Mao nói.
"Tôi đã biết, cô ấy rời đi một mình à?"
Mạc Kỳ Yến hỏi, bác sĩ Mao liền đáp.
"Với một người nữa, tôi đã cố giải thích với tình trạng của cô ấy nên ở lại theo dõi thêm nhưng..." Bác sĩ Mao khó xử nói.
Mạc Kỳ Yến không trách bác sĩ Mao, cô làm sao không biết nếu Tần Y Lạc đã muốn đi thì mấy ai cản được.
"Bác sĩ Mao đừng lo, ân tình kia xem như chúng ta hòa nhau."
Mạc Kỳ Yến nhàn nhạt đáp.
Cô tự mình rời đi, gương mặt vẫn như chưa hề có chuyện gì.
Mạc Kỳ Yến tự mình đi đến công viên, cô tìm mua một gói thuốc, tự lấy phần thức ăn vốn định nấu cho Tần Y Lạc ra để ăn.
Suy cho cùng sắp hết tiền, không thể lãng phí.
Vài phút sau, khi đã ăn xong Mạc Kỳ Yến lấy gói thuốc lá vừa mua.
Đặt điếu thuốc giữa hai môi rồi bắt đầu châm mồi lửa.
Mạc Kỳ Yến hít một hơi sâu, thả vào không khí màn khói trắng.
Cô bắt đầu lấy bức thư của Tần Y Lạc ra, phong thư bên ngoài đề hai dòng chữ:
Người gửi: Tần Y Lạc
Người nhận: Mạc Kỳ Yến
Nét chữ quá dứt khoát, thật giống với bản tính của Tần Y Lạc.
Mạc Kỳ Yến vẫn có chút chần chừ, cô sợ phải đối mặt với lời lẽ thương tâm.
Suy cho cùng chuyện xảy ra lúc sáng cô vẫn chưa thích ứng được.
Bỗng, Mạc Kỳ Yến nhận ra cô đang sợ...
Làn khói trắng từ thuốc lá lại được phà ra lần nữa.
Mạc Kỳ Yến cắn chặt răng, tay dứt khoát lấy bức thư được gấp đôi ra.
Đôi mắt đen trở nên cô đọng, cô bắt đầu đọc.
Chào Mạc cảnh quan!
Khi chị nhận được bức thư này thì chắc tôi đã ở trên máy bay rồi.
Đừng cố gắng tìm tôi, sẽ không có câu trả lời nào cả.
Lời hứa của mình tôi không hề quên, tôi từng nói, giúp chị tìm ra hung thủ vì thế mọi thứ tôi đã an bài.
Mạc Kỳ Yến, người cô đơn không bi ai, người bi ai là người vừa cô đơn vừa tuyệt vọng.
Tôi nhận ra rằng chị có cả hai, chị thật sự rất tuyệt vọng.
Bằng chứng là chị đặt tất cả quan tâm lên tôi, một người sẽ không đáp lại tình yêu của cô.
Mà hẳn chính vì điều này nên chị mới chạy đến tôi.
Điều chị cần, hóa ra chỉ là tự tìm một mục đích để bản thân có việc để làm.
Sisyphus đáng thương! Đang ảo tưởng rằng mình hạnh phúc vì điều dang dở.
Người ta nɠɵạı ŧìиɦ cũng vì thế, vì khi đã có được đối phương bên cạnh đồng nghĩa mất đi mục đích để theo đuổi.
Có thể một phần trong tâm trí chị cũng hiểu rõ, càng lao vào tôi chỉ càng khiến chị tổn thương.
Nhưng, như một lẽ mà những kẻ tuyệt vọng hay làm: lao vào tổn thương để đau đớn chứng minh họ đang sống.
Nếu không yêu thương bản thân mình, thì cho dù tôi có đáp lại tình cảm của chị, hai chúng ta cũng sẽ chẳng đi đến đâu.
Huống hồ bản thân tôi lại không cần quản thêm một bệnh nhân tâm lý.
Lời này có vẻ độc ác?
Vốn tôi là một kẻ độc ác lại ưa cay nghiệt.
Tôi chính là mặt trái của xã hội mà chị luôn né tránh.
Thực tế phũ phàng, rằng, đôi khi để chữa lành cho một người phải cho họ thấy tận tường nỗi đau của họ.
Giống như một bác sĩ, để để chữa trị đôi khi cần phá vỡ một vết thương đã lành.
Cần phải làm tổn thương các tế bào nguyên vẹn để kíƈɦ ŧɦíƈɦ chúng tự hồi phục cho một mục đích quan trọng hơn.
Để yêu thương một người, đôi khi cần phải trở thành người xa lạ.
Chiếc BMW của tôi hẳn chị đập nát rồi, chiếc xe nửa triệu đô đó chẳng hơn gì một biểu tượng sống xa xỉ mà chị được sinh ta.
Tôi đoán rằng chị gắn kết với chiếc xe cũ kia cũng vì thế, một sự chối bỏ nguồn gốc gia đình.
Bởi vì gia đình là thứ làm tổn thương chị nhiều nhất.
Chiếc vios đó tồn tại như biểu tượng rằng chị có thể thoát khỏi gia đình.
Nhưng thực ra đó là mộng tưởng của chính chị.
Ngay từ lúc chị ngồi vào chiếc xe của tôi, hẳn đã không thấy thỏa mái.
Lại thêm xúc tác từ ngôi nhà sang trọng mà chị phải bước vào.
Khi chị chấp nhận đặt chân vào căn phòng kia, lúc một phần sự thật được phơi bày, cũng là lúc chị nhận ra bản thân mình vẫn như đứa trẻ phải hứng chịu đòn roi từ Mạc Thái Long.
Sẽ ra sao nếu một ngày, Mạc cảnh quan chính trực phải còng tay chính cha ruột của mình? Tôi có nên dàn xếp lại một chút để xem biểu tình của chị lúc đó?
Hẳn chỉ cần đọc đến đây là lưng của chị lại lạnh toát, các vết sẹo của chị lần nữa như vỡ ra.
Đau đớn nhỉ? Phản ứng đó của cơ thể nói rằng chị vẫn bị ám ảnh bởi cha ruột mình.
Còn nhớ lần chúng ta chơi trò bắn súng không? Thật sự lần đó chơi đùa không vui gì cả.
Cái tôi thấy là một kẻ quyết tâm cầu tử.
Liệu chị còn muốn tự tử bao nhiêu lần trong đời nữa?
Chị như một Virginia quyết tâm phải chết.
Chỉ khác, thứ dằn vặt chị không phải chứng tâm thần phân liệt như Virginia Woolf mà là sự không thừa nhận bản thân là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Suy cho cùng, không ai có thể cho người khác lý do để sống.
Mặc trái của tuyệt vọng là hy vọng.
Nhưng để tiêu diệt hy vọng cũng chỉ có thể là tuyệt vọng.
Để chấm dứt nỗi đau và sự tuyệt vọng này thì chỉ có cách tìm tới cái chết.
Đây có phải điều chị từng nghĩ đến? Mỗi ngày thức dậy thật khó khăn để tiếp tục, mà có khi còn chẳng biết tiếp tục cho điều gì.
Không mục đích sống thì làm sao hấp thụ được niềm vui?
"Tôi không thể vui chung niềm vui của đồng loại." tôi nói đúng chứ?
Cái gọi là "ham muốn sống" như một bức tranh trừu tượng được treo trong triễn lãm.
Ta ngắm nhìn nó với sự sùng bái nhưng sẽ chẳng bao giờ hiểu bức tranh đó vẽ điều gì.
Ai ít nhiều trong cuộc sống rồi cũng sẽ nảy sinh tuyệt vọng, nỗi cô đơn, sự bỏ rơi bản thân mình.
Để hy vọng, tin tưởng thì lại thật khó.
Là một bác sĩ tâm lý, trước kia tôi từng tự hỏi, làm sao để một người luôn muốn tự tử trì hoãn việc phải chết đó? Liệu có thê đưa cho họ một niềm vui không?
Đáng tiếc, không có câu trả lời cho hai câu hỏi trên, không có lý do cho việc phải sống càng không có lý do để chết.
Bởi niềm vui của người này chưa chắc đã là niềm vui của người kia.
Không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, cũng không phải con cái nào cũng muốn phụng dưỡng cha mẹ.
Không có mẫu số chung cho các cá nhân
Hầu hết chúng ta đều quá đặt nặng ánh nhìn của người khác lên bản thân mình, chúng ta đều khao khát được yêu thương.
Nhưng điều này càng khiến con người đánh mất đi bản thân mình, ta cùng biến thành một hình mẫu trên tạp chí thời trang, chấp nhận vẻ đẹp như nhau để được công nhận trong thời đại này.
Chị không phải người chú trọng bề ngoài hay sắc đẹp, nhưng với rõ ràng, chị che giấu con người tự tin sau sự nghiêm túc ít nói.
Màu đen chị khoác lên người chẳng khác gì chiếc áo tang cho cuộc đời chị.
Cảnh sát và tội phạm.
Điều thiện và cái ác.
Hai thái cực ấy bổ sung cho nhau để thiết lập xã hội mà thôi.
Nếu không có cái ác sẽ chẳng ai ca ngợi lương thiện.
Suy cho, đó đều là những diễn viên được con người tạo ra nhằm ép mọi thứ rõ ràng.
Nhưng tự bản thân hai tiếng con người vốn đã không thể rõ ràng.
Đó là sự cấu thành, sự học hỏi, sự hấp thu và sau cùng là tác động lên nhau.
Không phải người nào đi dưới mặt trời cũng tỉnh táo.
Không phải tên sát nhân nào cũng điên loạn.
Tôi là một bác sĩ tâm lý, tôi đã gặp qua rất nhiều bệnh nhân quyết tâm tìm chết.
Nhưng thật ra họ không thực sự muốn chết, trong khoảnh khắc họ vẫn mong có ai níu giữ lại mình.
Một người muốn treo cổ trong phòng kín vẫn vô thức mong có cuộc gọi từ ai đó.
Một người chuẩn bị uống hai mươi viên thuốc ngủ vẫn nhìn vào điện thoại xem có tin nhắn nào tới hay không.
Tự tử là tính khoảnh khắc, khoảnh khắc giao nhau giữa việc muốn chết và muốn được kêu cứu, muốn có cánh tay chìa ra.
Thế nên chỉ cần một chuyển biến nhỏ đúng lúc thì cuộc tự tử sẽ dừng lại.
Người tự tử sẽ không thử lại tức thời việc tìm chết vì thực tâm ai cũng mong cầu được sống.
Quyết tâm tìm chết không tồn tại đâu, chỉ là chúng ta không có quyết tâm để sống.
Còn nhớ lần đầu chị bộc lộ với tôi về những vết sẹo trên người chứ? bỏ những vết sẹo từ gia đình thì những vết thương do bị đạn bắn, do làm nhiệm vụ của chị cực kỳ nhiều.
Rồi cả vết sẹo trên tay khi chị tự đấm vào gương.
Chị muốn dàn xếp cái chết của mình đúng không? Chị chưa thật sự muốn tự tử mà mong rằng ai đó hãy gϊếŧ mình đi.
Tất cả đều này tôi đều thấy cả chỉ là lúc đó không muốn nói ra.
Tôi muốn xem chị còn tự hủy hoại bản thân mình tới đâu.
Nghĩ đến đây, có thể tận sâu trong chị cũng mong tôi gϊếŧ chị không chừng? Tôi nên đặt một dấu chấm than thay vì chấm hỏi thì đúng hơn.
Thế nên, Mạc Kỳ Yến, đừng lao vào tôi như thể tìm kiếm một bác sĩ tâm lý.
Tôi không thể chữa được người quyết tâm tìm chết.
Đừng tạo ra mục đích sống bất chấp lao vào tổn thương.
Tôi không phải là giả dược của chị, tôi không phải một ảo mộng mà chị tin rằng sẽ được yêu thương khi ở cạnh.
Vì thứ từng làm chị cười cũng sẽ làm chị khóc mà thôi.
Đừng trao đi những gì chị không có, bên trong chị là vỡ nát thì chỉ có thể trao đi vỡ nát.
Bên trong chị đầy rẫy bi ai thì làm sao có thể trao đi tình yêu?
Can đảm để sống khó khăn hơn cam đảm để chết.
Than ôi, chúng ta có chăng đều sẽ bị tổn thương bởi thế giới này.
Bởi chính đồng loại của mình.
Bằng một cách kỳ diệu não bộ lại được lập trình chỉ để nhớ hoài về nỗi đau.
Chúng ta nhớ mãi về lời chê bai từ người xa lạ mặc dù họ còn chẳng nhớ đã nói.
Chúng ta mất dần tự tin vì sự phê phán.
Phải rồi, chính sự phê phán đã tạo ra Hilter.
Chúng ta bị phản bội và mất dần đi niềm tin, như Chúa bị đóng đinh, Chúa bị gϊếŧ không phải vì là tà đạo, mà mà chính con người cho rằng Chúa phản bội họ.
Thực ra niềm tin cũng là gánh nặng, niềm tin cũng có thể gϊếŧ chết con người.
Những lời xáo rỗng nhất mà một người tuyệt vọng phải nghe là "hãy sống đi", "thế giới rất đáng sống",...
Sai, sai! thế giới vừa có cái tốt đẹp và cái tàn nhẫn đến không thể ngờ.
Sống là chấp nhận đi từng tổn thương này qua tổn thương khác.
Trên suốt đường đi đó thu nhặt được niềm vui hay không là do chị.
Chị đang lao xuống dốc, một Zarathustra xuống núi năm 30 tuổi.
Để cố gắng ca tụng con người.
Nhưng lại sai rồi, sau cùng thứ có thể làm là chấp nhận bản chất.
Mạc Kỳ Yến à, chị vốn rất thông minh.
Vốn rất quật cường, chính điều này biến chị thành một cái cây khô chỉ cần gió mạnh sẽ gãy đôi.
Mạc Kỳ Yến à, đã đến thời điểm, đã đến lúc rồi.
Đến lúc chấp nhận bản thân chị cũng đang là nạn nhân.
...
Tôi rời khỏi thành phố nửa năm, trong thời gian đó, chăm sóc cho em gái chị đi.
Ký tên
Tần Y Lạc
Tái bút: Đừng là một như Virginia Woolf quyết tâm tìm chết.
Ít ra cũng phải hiểu bản thân muốn chết gì điều gì.
Đừng là một Sisyphus, lăn tản đá lên núi chỉ để tìm mục đích sống ngu ngốc.
Sau cùng, âm tiết số 0 vẫn có người lau đi giọt nước mắt của nạn nhân.
-------.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...