Lữ Bố có một đứa con trai tên Lữ Hiệt.
Khi Đổng Phi ở Lạc Dương đã nghe nói tới rồi, có điều vì Lữ Hiệt là con Nghiêm Thị, khi đó không có ở Lạc Dương, cho nên Đổng Phi chỉ nghe tới tên hắn chứ chưa gặp bao giờ, thật ra có gặp cũng vô ích. Bảy năm trước tướng mạo Lữ Hiệt khác rất nhiều.
Đổng Phi nhìn thấy hắn xuất chiêu đã quen mắt rồi, ba chiêu sau đó của Lữ Hiệt càng lộ tẩy, hắn chẳng qua mới vào giai đoạn cử trọng nhược khinh, vận dụng sức lực đã có nhận thức, nhưng chưa thuần thục, mà quá trình thuần thục này phải trải qua vô số trận chiến mới hoàn toàn nắm vững được.
Năm xưa Đổng Phi nắm được tinh diệu của cử trọng nhược khinh lúc 14 tuổi. Có điều phải mất tám nắm y mới hoàn toàn nắm bắt được các loại kỹ xảo và ảo diệu trong đó, năm 24 tuổi đột phá cử trọng nhược khinh, lĩnh ngộ cử khin nhược trọng.
Trong mắt Đổng Phi, lúc này Lữ Hiệt tuy đã biết kỹ xảo kích pháp của Lữ Bố, nhưng chưa nắm được tinh túy trong đó.
Kích pháp của Lữ Bố là chiêu thức từ nhỏ chém giết với mã tặc và người Hồ ở biên tái lĩnh ngộ được, trong đó ẩn chứa sát khí, xuất chiêu mãnh liệt. Lữ Hiệt chỉ học được cái vỏ, chưa có cái thần, không thể thi triển được toàn bộ uy lực.
Nếu không ít nhất hắn có thể đỡ được ba chùy của mình.
- Cha, giao hắn cho con.
- Nữu Nữu, không được vô lễ, đó là con trai Lữ ôn hầu, chút hiểu lầm thôi, cần gì để trong lòng.
Đổng Tiết cong môi lên, tỏ vẻ không cao hứng. Chẳng trách được, xưa nay Đổng Phi với nàng là đòi sao được vậy, giờ có tên phóng đãng khinh bạc mình, chẳng biết sao cha lại như có vẻ bảo vệ hắn.
Hừ một tiếng, quay ngựa đi luôn.
Ngưu Cương và Điển Mãn khổ não nhìn Đổng Phi, thấy y trừng mắt mới phản ứng kịp, đuổi theo Đổng Tiết.
Lữ Hiệt lúc này ngồi bệt dưới đất, trong lòng ủ rũ chán nản.
Từ nhỏ học võ, luôn cho rằng võ công của mình đã đạt tới hóa cảnh, thường ngày cùng bộ khúc của Lữ Bố giao đấu đều chiếm thượng phong, ai ngờ đầu tiên gặp phải tên tuổi ngang ngửa mình, đánh bất phân thắng bại, sau gặp phải Đổng Phi.
Lữ Hiệt đã nghe nói tới tên Đổng Phi.
Đùa à, tên Tây Vực Bảo Hổ, còn ai ở Đại Hán này không biết cơ chứ.
Lần này hắn lén lút ra ngoài là vì một câu nói của cha hắn, mấy tháng trước Lữ Hiệt hỏi Lữ Bố:
- Cha, trong thiên hạ này võ công của con có thể xếp thứ mấy.
Nếu là trước kia Lữ Bố có thể đáp hàm hồ cho qua, nhưng khi ấy Lữ Bố đang bị Viên Thiệu đánh dữ dội, tâm tình không tốt lắm, làm sao có kiên nhẫn trả lời:
- Võ nghệ của con còn kém lắm.
Lữ Hiệt nghe thế thì không vui:
- Cha nói gì thế? Trong U Châu này trừ cha ra có ai là đối thủ của con.
- Ai là đối thủ của con à? Được, ta tính cho con nghe nhé. Tào Tính kiêu dũng, trong 100 hồi nhất định lấy mạng con. Cao Thuận không tầm thường, tuy chưa chắc là đối thủ của con, nhưng con cũng chẳng làm gì được hắn. Ngoài ra Vương Tử Sơn đao mã thuần thục, con cũng khó kháng cự ... Hiệt Nhi, võ công con không tệ, nhưng ngay 20 thứ hạng đầu cũng không vào được.
Câu này Lữ Hiệt không sao chấp nhận được.
- Cha, vậy cha nói thiên hạ còn có cao thủ nào nữa ?
Lữ Bố hôm đó uống nhiều, không ngờ chăm chú tính toán:
- Ai thì cha không biết, nhưng có vài người con không so được. Từ Châu có Quan Vũ, đao pháp xưng nhất tuyệt. Viên Thiệu có Văn Sửu, khả năng lấy đầu thượng tướng trong vạn quân. Dưới trướng Tào Tháo có Hứa Chử, từng được Đổng Tây Bình gọi là Hổ Si, không thể xem nhẹ, bọn họ đều có thể lấy mạng con trong tức khắc.
Lữ Hiệt nghe thế thì choáng váng.
Sao thiên hạ còn có nhiều tướng lĩnh tài giỏi như thế?
Lữ Bố lại nói:
- Bình sinh cha có hai trận đánh hiểm nhất, một là mấy năm trước ở Lô Long Tắc, thiếu chút nữa bị một tên vô danh tiểu tốt đánh bại. Tuy nói cha khinh địch, nhưng mà tên đó lợi hại lắm, trong vòng 10 chiêu có thể lấy mạng con.
Đó là nói tới Triệu Vân.
- Còn trận nữa ạ ?
Lữ Bố cười khổ:
- Chín năm trước họa thái giám, ta từng cùng Võ Công hầu đánh một trận, trận đó cha thua ... Có điều Đổng Tây Bình khi ấy chiếm ưu thế về ngựa, ta còn không phục. Sau mới biết hôm đó y dùng binh khí không thuận tay.
- Vậy giờ cha và Đổng Tây Bình ai cao minh hơn.
- Ta có Xích thố, Phương Thiên Hoa Kích thì Đổng Tây Bình có song chùy và Sư tông thú, nếu đánh nhau e khó nói.
Lữ Bố thở dài:
- Có điều dưới trướng Đổng Tây Bình mãnh tướng như mây, nay trong tay y có những ai, ta không biết. Nhưng năm xưa có một Đình hầu, một Thiệu đình hầu vô cùng dũng mãnh, đáng vào mười vị trí đàu .. Ngoài ra có đại tướng Từ Hoảng, Bàng Đức, Trương Cáp đều là tuấn kiệt trên đời, con không phải là đối thủ của họ đâu.
Lữ Hiệt bị đả kích mạnh:
- Cha, vậy con có thể đánh với Bạo hổ mấy chiêu.
- Ba chiêu.
Lữ Bố nói chắc chắn:
- Con mà ngăn được Đổng Tây Bình ba chiêu thì có thể xông pha thiên hạ, cha cũng có thể thắng y.
Tiếc là Lữ Hiệt không nghe ra ý Lữ Bố, Lữ Bố sao có thể đánh nghiêm túc với hắn, nên mỗi lần đều đánh bảy tám hiệp. Nếu Đổng Phi trong ba chiêu chưa hạ được Lữ Hiệt, e không phải là đối thủ của Lữ Bố.
Lữ Hiệt nghe xong rất bất bình thế là dẫn 100 Phi Hùng vệ lén lút rời U châu.
Phi Hùng vệ là do Lữ Bố dựa theo Cự Ma sĩ mà lập nên, toàn bộ là cường dũng trong Phi Hùng quân, tuy trang bị không so được với Cự Ma sĩ, nhưng luận riêng chiến lực thì ngang nhau.
Phi Hùng quân nay có ba vạn người, nhưng chỉ có 800 Phi Hùng vệ. Lữ Bố đúng là yêu con, chọn ra trong đó 100 người làm thân binh cho Lữ Hiệt.
Dọc đường đi Lữ Hiệt khiêu chiến khắp nơi, xông qua Tiên Ti doanh, lập được danh hiểu nhỏ "Tiểu Ôn hầu", càng thêm đắc ý, liền xuyên qua Ngũ Nguyên, tới Sóc Phương, định đến Trường An khiêu chiến Đổng Phi.
Nhưng không ngờ ở ngoài thành Sóc Phương gặp được Đổng Tiết ra ngoài chơi, Lữ Hiệt đã có hôn phối là con gái Hạ Hầu Uyên, năm nay mười tám.
Hôn sự này thực ra được định đoạt lâu rồi, năm đó Tào Tháo vì kiềm chế Viên Thiệu, nên thông gia với Lữ Bố, nhưng con gái hắn còn nhỏ, đánh cầu khẩn Hạ Hầu Uyên gả con gái cho Lữ Hiệt. Lữ Bố cũng cần một đồng minh, nên thống khoái đồng ý.
Nhưng Lữ Hiệt không vui, hắn từ nhỏ lớn lên ở tái ngoại, ở mức độ nào đó giống Nghiêm Thị, có thái độ tự do tự chủ với hôn nhân. Có điều dù sao lớn rồi, hiểu được chỗ khó của cha, miệng thì đồng ý, song lòng có chút kháng cự.
Lần này hắn trốn khỏi U châu, một là vì tìm Đổng Phi khiêu chiến, mặt khác là giải khuây.
Đổng Tiết trời sinh kiều diễm xinh tươi, Lữ Hiệt thấy nàng tíu tít nói cười thì mê mẩn, muốn tới góp vui. Hơn nữa hắn thèm ngựa của Đổng Tiết, ngựa của hắn tuy tốt, nhưng đem so thì ...
Đổng Phi sau khi chiếm Tây Vực liền phong tỏa nguồn ngựa, tuy thi thoảng mua được chiến mã, song đều là thứ đào thải. Mà chiến mã tái bắc hiển nhiên không thể so với ngựa Tây Vực.
Lữ Hiệt bản tính kiêu ngạo, ngôn ngữ ở tái ngoại nghe rất bình thường, lọt vào tai người Trung Nguyên thì thành lời khinh bạc.
Đổng Tiết là ai cơ chứ, cha nàng là Hổ lang chi tướng, mẹ nàng là tài nữ vang danh thiên hạ, từ khi sinh ra ai là không cưng chiều nàng.
Ý của Lữ Hiệt là muốn mua ngựa, nhưng Đổng Tiết nghe thành hắn có ý trêu ghẹo nàng.
Hai người đều cao ngạo, nói một lời không hợp tất nhiên sinh xung đột, thế là Điển Mãn đánh nhau với Lữ Hiệt.
Chỉ là con gái hiểu lầm thôi, Đổng Phi không để trong lòng, dẫn Lữ Hiệt về Sóc Phương, sai người bày tiệc tẩy trân.
Lữ Hiệt chuyến này không còn chút ngạo mạn nào nữa, ngồi trong bữa tiệc thậm chí không dám ngẩng đầu lên.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...