Tỷ Tỷ, Mau Mau Cưới Tỷ Phu

Sắc trời cũng dần tối Văn Nhược vội thu xếp đồ đạc kêu đệ đệ cùng muội muội trở về. Số cua thu hoạch phần lớn là do Văn Nhược câu, còn bên Tiểu Ngư và Tiểu Sửu cũng câu được khá nhiều nhưng không thể bằng Văn Nhược được. Nhìn sơ sơ chỗ cua Văn Nhược ước lượng được chừng khoảng hơn 2 kg. Đây là lần câu cua nhiều nhất trong đời của Văn Nhược. Một phần vì nàng đã có kỹ thuật câu từ kiếp trước, một phần vì cái đầm nước này là đầm hoang chính vì vậy cua ở đây tương đối lớn. Có chỗ cua này cùng với măng trong nhà, ngày mai Văn Nhược quyết định lên chợ trên trấn bán đổi lấy tiền.
- Tỷ tỷ, nay đệ câu được nhiều cua nha – Tiểu Sửu vui vẻ khoe công cùng với đại tỷ của mình.
- Tiểu Sửu thật là giỏi nga, ty về tỷ làm cua cho Tiểu Sửu ăn. – Văn Nhược vui vẻ xoa đầu đệ đệ, hôm nay hai đệ đệ cùng muội muội đều đã mệt mỏi nhưng hai đứa không hề kêu ca chút nào cả.
- Tỷ, để muội cầm cần cho. – Tiểu Ngư vội thu gom ba chiếc cần câu buộc chặt cả hai đầu cho nó không bị bung ra khó cầm. Cô bé muốn phụ giúp tỷ tỷ. Mấy ngày nay tỷ tỷ đã vất vả khá nhiều rồi.
- Ừ, thôi chúng ta mau về thôi kẻo trời tối.
Văn Nhược thay mấy bông lục bình trong giỏ cua lúc ban chiều bằng mấy cây lục bình mới còn tươi, sau đó lấy lá chuối đậy ở trên cho cua không có bò ra trong lúc đi đường. Ba tỷ đệ dắt tay nhau về trong cái bóng tối đang dần bao trùm cả không gian.

Ba tỷ đệ đi qua những cánh đồng lúa đang tỏa hương thơm ngát, mùi sữa non thoang thoảng khắp núi đồi. Xa xa thấp thoáng những bóng người đi làm đồng về. Những ánh đèn lập lòe từ thôn làng, nơi mà ba tỷ đệ đã từng có cuộc sống hạnh phúc bên cha mẹ, đã từng được hòa nhập vào cộng đồng. Vậy mà giờ đây tất cả mọi thứ của gia đình nàng đều bị cướp mất. Nàng không muốn để đệ đệ và muội muội sống cuộc sống khổ cực này thêm nữa. Nàng phải kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền để lo cho hai đứa. Nàng cũng cần đòi lại nhà cửa, ruộng nương, tất cả những thứ đã bị bác ruột của mình chiếm đoạt.
Tiểu Ngư và Tiểu Sửu nhìn theo phía ánh sáng le lói xa xa bằng đôi mắt khao khát. Nhưng hai đứa cũng hiểu trong lòng rằng cuộc sống của ba tỷ đệ khó khăn, thứ đó quá xa xỉ với cuộc sống của chúng.
Về tới nhà, Văn Nhược dẫn hai đứa em của mình ra phía sau rửa chân tay sạch sẽ.
Nàng chọn ra vài con cua to nhất bỏ riêng. Mấy con cua này lớn, béo ngậy nhiều thịt nàng tính để ba tỷ đệ ăn dần. Cua là món ăn cung cấp nhiều đạm và canxi, giúp cho sự phát triển của cơ thể mới lớn được tốt hơn. Văn Nhược chọn ra 6 con cua mang đi rửa thật sạch sẽ, bóc cái yếm ở duwois cụng cua rồi rửa kỹ bằng nước nhiều lần.
Văn Nhược bắc bếp, đặt lên đó 2 nồi nước. Một nồi luộc củ từ, một nồi còn lại nàng dùng để luộc cua. Nhà nàng không có dầu mỡ hay mắm muối, nếu chiên cua thì ăn sẽ có vị ngang ngang, khó ăn. Chính vì vậy chỉ còn cách đem luộc, thịt cua sẽ không bị ngang mà đồng thời nước luộc cua có thể uống thay canh. Hôm nay lúc câu cua nàng cũng đã hái được một bó rau muống dại ở bên vệ đầm. Ngoài đó cũng còn khá nhiều rau nàng tính mai sẽ qua hái thêm một ít về ăn.

Nồi nước luộc cua nàng cũng không đổ nhiều nước mà chỉ đổ ngang lưng cua bởi đổ quá nhiều nước cua sẽ bị lạt không khác gì nước lã. Sau khi luộc cua thái thêm ít rau muống vào là được một nồi canh, tuy không có đậm vì như khi có gia vị nhưng như vậy cũng đã là khá ngon đối với hiện tại.
Tối đó ba tỷ đệ vui vẻ cùng nhau ăn bữa cơm đầu tiên có “thịt” trong đời. Bữa cơm đạm bạc nhưng cũng đủ làm cho cả ba cảm thấy hạnh phúc đặc biệt là Văn Nhược. Quyết tâm của nàng đang từng bước, từng bước được thực hiện. Văn Nhược cũng căn dặn Tiểu Ngư và Tiểu Sửu ngày mai ở nhà trông nhà, Tiểu Ngư nấu cơm cho hai tỷ đệ cùng ăn. Ngày mai Văn Nhược cần lên chợ trên trấn. Từ đây lên trấn trên tương đối xa, đi bô lên đó cả đi cả về cùng trao đổi mua bán chắc phải tầm chiều tối Văn Nhược mới có thể trở về.
Sáng hôm sau, Văn Nhược dậy thật sớm. Nàng chuẩn bị cơm nước cho Tiểu Ngư và Tiểu Sửu. Đêm qua nàng cũng tước mấy cây nan tre ra thành các sọi nhỏ dai cùng chẻ thêm hơn chục thanh tre cứng khá nhỏ. Mấy thanh tre này cùng dây lạt nhỏ nàng định dùng để xâu cua thành từng chùm chục con đem bán. Văn Nhược vác gùi cua lên vai, đi về phía con đường lớn lên trấn trên đầu thôn.
Sáng sớm có khá nhiều người ra làm đồng, đường lên trấn cũng có khá nhiều người đang đi. Tất cả mọi người ở thôn trông thây Lạc Kiều Ninh, trên gương mặt của họ đều hiện lên vẻ sợ hãi e dè, tất cả đêu tránh sang một bên, thỉnh thoảng còn chỉ chỏ, bàn tán về Lạc Kiều Ninh. Lạc Kiều Ninh bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, thẳng bước lên trên trấn.
Đường lên trấn trên khá là xa, chính vì vậy đa số thôn dân thường tích trữ hàng hoá cho thật nhièu mới lên chợ trên để trao đổi mua bán. Thông thường các thứ hàng hoá chủ yếu là các loại trứng gà vịt, trái cây ăn quả. Thỉnh thoảng có thêm một số loại nông sản phụ khác như lạc, đậu tương. Một số thôn dân sinh sống bằng nghề thợ săn thi lên chợ trên trấn thường xuyên hơn, thường ba ngày một lần.

Con đường lên trấn không được như đường ở thành phố kiếp trước thẳng tưng và bằng phẳng. Đương lên trấn cũng khá rộng nhưng là đường đất nên nhiều chỗ ghồ ghề hoặc thỉnh thoảng cũng có vài vũng bùn vì nước mưa đọng lại. Càng đi xa thì số người trên đường càng đông vui nhộn nhịp hơn. Tất cả các thôn xóm quanh đây chỉ có duy nhất một con đường độc đạo này để đinleen trấn trên. Có người đi bộ, có người đi bằng xe lừa, xe bò rất là đa dạng. Văn Nhược đôi khi thấy một vài chiêc xe bò đi qua nàng khá là thích thú nhưng lại không dám lại gần. Nàng né thật xa bởi nàng không biết con bò to lớn kia có cắn người hay không.
Dọc con đường chẳng có mấy người sinh sống, làm nhà cạnh đó. Văn Nhược nghĩ lại kiếp trước mỗi khi có con đường nào được mở là y như rằng người dân tranh nhau xây nhà, mua đất ở gần đó. Chẳng bù cho ở đây đất rộng người thưa.
Văn Nhược là con gái, lại không quen đi bộ đường dài bao giờ nên nàng thường phải nghỉ dọc đường lấy sức, không được như những người phuj nữ khác đi trên đường cứ băng băng. Chân của Văn Nhược cũng dần nổi các mụn nước do đi đường dài.
Đoạn đường dù có dài đến đâu thì cũng có cái đích. Cuối cùng Văn Nhược cũng đi tới trấn trên. Khung cảnh trước mắt nàng bây giờ khác hẳn so với thôn xóm nàng ở. Người ngựa đông đúc, nhà cửa san sát nhau. Tiếng rao của đủ mọi hàng quán, sạp hàng chen lẫn vào nhau càng khiến không khí thêm hối hả:
- Bánh rán nóng hổi đây, 2 đồng một chiếc.
- Ai thịt lợn tươi không, thịt lợn mới mổ đây.

- ... ....
Văn Nhược cảm giác được nếp sống thành thị của kiếp trước, ít ra thì ở đây nàng thấy thoải mái hơn nhiêud. Văn Nhược hạ quyết tâm mục tiêu đầu của nàng là kiếm tiền mua một căn nhà trên trấn này sinh sống mới được.
Văn Nhược chưa vội hạ gùi để bán cua mà nàng đi khắp trấn, tìm các nơi bán hải sản đặc biệt là cua. Nàng tìm khắp trấn cũng chỉ có hai hàng bán cua. Văn Nhược giả làm người mua để tham khảo giá bán cua ở đây. Thực ra nàng không biết mình nên bán cua giá bao nhiêu, bán như thế nào bởi nàng mới xuyên không tới đây, chưa đi chợ bao giờ nên ko biết giá cả như thế nào. Sau một hồi quan sát tìm hiểu, Văn Nhược cũng biết được cua ở đây bán theo con, cứ chục con giá bán 5 đồng 2. Tuy nhiên cua của các hàng khác chất lượng cua không đồng đều, con to con bé. Cua to giá 6 đồng, đắt hơn một chút.
Văn Nhược đi xung quanh cuối cùng cũng tìm được chỗ bán hàng ưng ý, ngay dưới tán cây hoè gần một tiệm ăn. Văn Nhược hạ gùi bắt đầu công việc nẹp cua theo từng chục, đồng thời rao lớn
- Cua tươi, cua tươi đây, cua to khoẻ nhiều thịt đây.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận