Tứ Diệu Đế - Ajahn Sumedho


Sự Hài HòaKhi có được Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định, con người không còn sợ nữa.

Có sự hiện diện của đức vô úy vì không có gì để phải sợ nữa.

Con người có gan nhìn thấy sự vật và không ghi nhận nó một cách sai lầm; con người có trí huệ để suy gẫm, quán chiếu và phản ánh lại đời sống; con người có sự an toàn, sự tự tin của giới (sila), sức mạnh của sự cam kết về đạo đức và sự quyết tâm làm việc thiện, kiêng cử việc dùng thân-ngữ-ý để làm việc ác.

Trong cách này, mọi thứ cùng nhau kết hợp thành con đường dẫn tới sự phát triển.

Đây là chánh đạo bởi vì mọi thứ đều giúp đỡ và hỗ trợ; cái thân, cái cảm tính (sự nhạy cảm của giác quan), và cái tri thức.

Tất cả đều hỗ trợ lẫn nhau trong sự hài hòa toàn triệt.Không có sự hài hòa đó, bản năng tự nhiên của chúng ta có thể biểu lộ khắp nơi.

Nếu chúng ta không có giới luật, bản năng của chúng ta có thể làm chủ.

Ví dụ, nếu chúng ta chỉ chạy theo ham muốn về dục tính mà không giữ giới, thì chúng ta sẽ bị vướng vào tất cả những điều gây ra sự tự căm ghét mình.

Có sự thông dâm, tạp hôn và bệnh tật, tất cả những sự rối loạn và hỗn độn xảy ra vì không kiềm chế được bản năng tự nhiên của chúng ta qua những giới hạn của sự đạo dức.Chúng ta có thể dùng trí khôn của chúng ta để lừa đảo và dối trá, nhưng khi chúng ta có một nền tảng về giới, chúng ta được hướng dẫn bởi huệ và định; những điều này đưa đến sự cân bằng và sức mạnh thuộc về cảm xúc.

Nhưng chúng ta không dùng huệ để trấn áp sự nhạy cảm.

Chúng ta không ức chế những cảm xúc bằng cách suy nghĩ và đè nén cảm tính của chúng ta.

Đây là điều chúng ta xưa nay vẫn có khuynh hướng làm ở phương Tây; chúng ta dùng những sự suy lý và những lý tưởng để ức chế và đè nén những cảm xúc của mình, và như thế trở thành thiếu nhạy cảm với mọi sự việc, với cuộc đời và với luôn chính chúng ta.Tuy vậy, trong sự thực hành của chánh niệm qua trực quán (vipasana) thiền, trí tuệ được mở rộng sẵn sàng tiếp thu một cách dung thông toàn triệt.

Và bởi vì nó được cởi mở, trí tuệ cũng được phản ánh.


Khi bạn tập trung vào một điểm, trí tuệ của bạn không còn được phản ánh nữa - nó bị thu hút vào đặc tính của cái vật thể đó.

Cái khả năng phản ánh của trí tuệ đến từ chánh niệm, thiện tâm của hỷ xả.

Bạn không phải gạn lọc hoặc chọn lựa.

Bạn chỉ chú tâm đến bất cứ những gì sinh diệt.

Bạn suy gẫm rằng nếu bạn bị ràng buộc với những gì sinh, nó sẽ đưa đến diệt.

Rồi sự hấp dẫn của nó sẽ giảm bớt và chúng ta phải tìm những điều bổ ích khác cho sự tu tập.Một điều về làm người là chúng ta phải tiếp xúc với cõi đời, chúng ta phải chấp nhận những giới hạn của cái hình thái con người này và đời sống trần tục.

Và chỉ bằng cách đó, lối thoát ra khỏi sự đau khổ sẽ không là sự thoát ra khỏi kinh nghiệm làm người bằng cách sống trong những trạng thái ý thức đã được gạn lọc, mà là bằng sự ôm chầm lấy toàn bộ cõi người và cõi PhạmThiên (Brahma) qua chánh niệm.

Trong cách này, Đức Phật đã chỉ ra một sự toàn chứng thay vì chỉ là sự thoát khỏi tạm thời qua sự gạn lọc và cái đẹp.

Đây là cái gì Đức Phật muốn nói khi Ngài chỉ ra con đường dẫn tới Niết Bàn (Nibbana).Bát Chánh Đạo Là Một Giáo Lý Có Đối ChứngTrong Bát Chánh Đạo này, tám yếu tố làm việc như tám chân chống đỡ bạn.

Bát Chánh Đạo không phải như: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trên một hệ thống tuyến tính; đúng hơn là một sự làm việc cùng nhau.

Điều đó không có nghĩa là bạn phát huệ (panna) trước và rồi khi bạn có huệ, bạn có thể khai triển giới (sila) của bạn; và một khi giới của bạn đã được phát triển, rồi bạn sẽ có định (samadhi).

Đó là cách chúng ta nghĩ: 'Bạn phải có một, rồi hai và rồi ba'.

Như một nhận thức thực sự, khai triển Bát Chánh Đạo là một kinh nghiệm cùng một lúc, tất cả chỉ là một.


Tất cả những thành phần làm việc như một sự phát triển mạnh; nó không phải là một quá trình tuyến tính - chúng ta có thể nghĩ theo cách đó bởi vì chúng ta chỉ có thể có một tư tưởng ở tại một thời điểm.Tất cả mọi thứ tôi đã nói về Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế chỉ là một sự quán chiếu.

Điều thực sự quan trọng dành cho bạn là nhận thức được những gì tôi thực sự làm trong khi tôi quán chiếu thay vì chỉ hiểu những gì tôi nói.Toàn bộ những điều đã nêu ra là một quá trình đem Bát Chánh Đạo vào trong tâm bạn, dùng Bát Chánh Đạo như một giáo lý có đối chứng để bạn có thể cân nhắc ý nghĩa thực sự của nó.

Đừng chỉ nghĩ bạn biết Bát Chánh Đạo bởi vì bạn có thể nói, 'Samma ditthi có nghĩa là Chánh Kiến.

Samma sankappa có nghĩa là Chánh Tư Duy'.

Đây chỉ là sự hiểu biết về tri thức.

Một người nào đó có thể nói, 'Không, tôi nghĩ samma sankappa có nghĩa...'.

Và bạn trả lời, 'Không, trong sách nói Chánh Tư Duy.

Bạn nhầm rồi'.

Đó không phải là sự quán chiếu.Chúng ta có thể dịch samma sankappa là Chánh ý hoặc Chánh Tư Duy; Chúng ta có thể dùng những công cụ này cho sự suy gẫm thay vì chỉ nghĩ rằng nó tuyệt đối cố định, và chúng ta phải chấp nhận nó trong một kiểu chính thống; bất cứ sự thay đổi nào từ sự diễn dịch chính xác là dị giáo.

Đôi khi tri thức của chúng ta suy nghĩ trong cách cứng nhắc đó, nhưng chúng ta đang cố gắng vượt qua lối suy nghĩ đó bằng cách phát triển một trí tuệ uyển chuyển, quan sát, khảo sát, cân nhắc, tự hỏi và đối chiếu.Tôi đang cố gắng khuyến khích các bạn hãy có đủ can đảm để cân nhắc một cách khôn ngoan quy luật của sự thể hơn là có ai đó nói với bạn rằng bạn đã sẵn sàng cho sự giác ngộ hay chưa.

Thực ra, giáo lý của Phật Giáo dành cho sự giác ngộ ngay bây giờ hơn là làm bất cứ điều gì để trở thành giác ngộ.

Cái ý tưởng bạn phải làm cái gì đó để trở thành giác ngộ chỉ có thể đến từ sự hiểu biết sai lầm.


Như vậy sự ngộ đạo chỉ là một điều kiện phụ thuộc vào những gì khác - và như vậy nó không thực sự là sự ngộ đạo.

Đó chỉ mới là sự nhận thức của sự ngộ đạo.

Tuy vậy, tôi không đề cập về bất cứ loại nhận thức nào mà chỉ nói về sự cảnh giác đối với quy luật của sự vật.

Hiện tại là những gì chúng ta có thể thực sự quan sát: chúng ta chưa có thể quan sát ngày mai, và chúng ta chỉ có thể nhớ hôm qua.

Nhưng sự thực hành của Phật Giáo rất tức thời ngay tại đây và ngay bây giờ, trong sự nhìn nhận quy luật của sự vật.Bây giờ chúng ta thực hành điều đó như thế nào? Được, đầu tiên chúng ta phải nhìn cái sự nghi ngờ và những nỗi lo sợ của chúng ta - bởi vì chúng ta quá ràng buộc với những quan điểm và ý kiến của chúng ta nên những điều này đã đem lại cho chúng ta một sự nghi ngờ về những gì chúng ta đang làm.

Bất cứ ai cũng có thể phát triển một sự tự tin sai lầm rằng họ đã ngộ đạo.

Nhưng sự tin rằng bạn ngộ hay tin rằng bạn không ngộ, cả hai đều là những vọng tưởng.

Cái tôi đang chỉ ra là được khai ngộ hơn là sự tin vào nó.Và với mục đích này, chúng ta cần phải cởi mở đối với quy luật của sự vật.Chúng ta bắt đầu với quy luật của sự vật khi nó đang xảy ra ngay giờ phút này - chẳng hạn như sự thở của chính thân xác của chúng ta.

Điều đó có liên quan gì đến Chân Đế và sự ngộ đạo? Có phải sự chú tâm vào hơi thở của tôi có nghĩa rằng tôi sẽ được giác ngộ? Bạn càng cố gắng suy nghĩ về nó và nhận ra nó là gì, bạn càng cảm thấy mơ hồ và không an tâm.

Tất cả những gì chúng ta có thể làm trong hình thái quy ước này là buông những ảo tưởng ra.

Đó là sự thực hành của Tứ Diệu Đế và sự phát triển của Bát Chánh Đạo.Chú GiảiAjahn: tiếng Thái có nghĩa là 'thầy'; bắt nguồn từ tiếng Pali acariya - thường dùng như tước vị của những vị sư cao tuổi trong tu viện.ngã tưởng: cái tư tưởng quấy của người suy xét rằng mình có cái thật ngã, tư tưởng nhìn nhận có ta.thiện xảo: ở đây có nghĩa là khôn ngoan, khéo léo, tinh diệu, tinh xảo, lành mạnh, nhẹ nhàng, uyển chuyển nội chứng: sự chứng ngộ chân lý ở nội tâm.trai nhật: ngày chay.

ấy là những ngày ăn chay giữ giới của nhà tu hành, đặc biệt là vào ngày rằm.

Vào ngày này, phật tử xác nhận lại sự thực hành Đạo Pháp của họ qua giới luật và thiền định.khất thực: theo giáo phái Tiểu Thừa các thầy Tỳ-kheo nên sống bằng cách xin ăn, như vậy mới giữ cho thân tâm được thanh tịnh.

ấy là hành Chánhmạng.

Nếu làm ra mà ăn, bất kỳ làm nghề gì, cũng phạm tà-mạng hết.ngã mạn: là lòng tự cao khoe khoang tài mình mà khi lờn người khác.


ỷ tài ỷ sức mình mà khinh khi, lấn ép người ta.kiến thủ: lấy theo ý kiến của mình.

Nghĩa là ôm lấy cái ý kiến phi lý về những thân kiến (cố chấp cái tà kiến thật ngã ở trong mình), biên kiến (lệch về cái ý kiến xấu một bên).vô ngại: không có sự ngăn trở, không dính, không mắc, thông đạt và tự tại.sắc tượng: hình tượng phát hiện ra ngoài do con mắt nhìn thấy.toàn chứng: chứng ngộ một cách chính xác, toàn diệnthực chứng: thấy một cách trực tiếp, chứ không phải thấy bằng sự hiểu biết và suy luận hiện chứng: sự nhận thức hoặc chứng quả được điều gì trong đời hiện tại.không tính: cái tính không.

Tiếng gọi của chân như.

Cái tính của nhà đắc ngộ lẽ Không, lìa khỏi sự chấp ngã, chấp có mình, có người và lìa khỏi sự chấp pháp, chấp có mọi sự mọi vật.

Nhờ đắc cái Không Tánh, người ta hết khổ não, được an nhiên.Như Như: là lý thể của pháp tánh, thể bình đẳng chẳng hai, kêu là như như.

Các pháp này, pháp kia đều như nhau, kêu là như như.

Các pháp, vạn vật đều chẳng phải không, cũng chẳng phải có, thảy đều như nhau, tức là như như.

Như như chính là trung đạo của Niết Bàn.pháp: một hiện tượng khi được nhìn thấy như một khía cạnh của vũ trụ hơn là được phân biệt một cách riêng tư, bất kỳ việc chi, dầu nhỏ dầu lớn, hữu hình hay vô hình, tốt hoặc xấu, hữu vi hay vô vi, chân thực hay hư vọng đều có thể gọi là pháp.

Song thường thường, người ta dùng chữ Pháp (khi viết hoa) để chỉ về Đạo lý của Phật (tiếng Phạn: Dharma).Tam Tạng Kinh: ba bộ Kinh (Sutta), Luật (Vinaya), Thắng Pháp (Abhidhamma) của Phật Giáo, mỗi bộ bao gồm, chứa trữ tất cả văn chương, nghĩa lý nên kêu chung ba bộ là Tam Tạng.Thập Nhị Nhân Duyên: mười hai cái nhân duyên (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, tử) hay còn gọi là thập nhị duyên khởi.

Chính mười hai cái nhân duyên này níu kéo nhau từ đời vô-thảy đến nay và mãi về sau, nên con người ta có sáu nẻo, có vui, có buồn, có khổ, có sướng lẫn lộn nhau, nhưng sự buồn khổ đau đớn thì có phần lấn hơn.nghiệp: còn được hiểu như Luật Nhân Quả, một cái sức do những sự thiện và ác của chúng sinh tạo thành từ những đời trước.

Nếu trong những đời trước, mình thường làm việc lành bằng thân-ngữ-ý, thì cái nghiệp nó theo mà ủng hộ, nâng đỡ mình.

ấy là phước nghiệp.

Trái lại, nếu trong những đời trước, mình hay làm nhiều việc ác bằng thân-ngữ-ý, thì đời nay cái nghiệp hành hạ, báo trả bằng những hoạn nạn, đau khổ.quy định nô lệ: những gì đã bị điều kiện hóa, còn được gọi là quy định triền phượcvô úy: (vô sở úy) lòng không sợ hãi, đức dạn dĩ.

Vô úy là một đức cao cả của Phật, Bồ-tát.HẾT.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận