Lối Ăn Nói Cục Súc


Thu nhận được một vật cưỡi, đối với Dũng sĩ mà nói, có vẻ giống nhận nuôi một đứa bé hơn.

Ác long không biết mặc quần áo, ban đầu khi yêu cầu nó thay quần áo, Ác long vẫy cánh tay trắng nõn nà của mình sau khi biến thành người, kháng nghị nói quần áo sẽ ghìm tay chân lại, không thoải mái, chẳng thà dùng bao tải lúc nó mặc đến còn dễ sử dụng hơn.

Bao tải là do Ác long tự nhặt về, người qua đường chuyên dùng nó để chở hàng hóa, giữa chừng bị rách mất nên vứt đi trong rừng rậm.

Lỗ rách vừa vặn thế nào mà đầu Ác long lại chui vừa qua được, miếng rách chưa đứt hẳn ra vừa hay có thể dùng làm mũ, khoác lên người làm áo choàng, vừa rộng rãi vừa tiện lợi, tốt hơn cái thứ gọi là "quần áo" nhiều.

Dũng sĩ không để ý tới yêu cầu của nó.

Chiếc bao tải đã bị sâu nhỏ đục mấy lỗ, hơn nữa còn bẩn thỉu, khi Ác long cởi khỏi thân rồng, anh đã thuận tay đốt nó đi rồi.

"Chỉ có ăn mày mới khoác bao tải.


" Anh nói: "Người cao quý phải ăn mặc chỉn chu.

"
Ác long không có dây thần kinh xấu hổ như loài người, nhưng cũng có lòng tự trọng của mình.

Nó là con rồng cao quý, thân phận địa vị cũng rất cao, phải xứng với viên bảo thạch sáng rực nhất và người bạn giỏi giang nhất! như chủ khế ước!
Nếu chủ khế ước đã nói vậy, nó cũng miễn cưỡng chấp nhận việc bộ quần áo tượng trưng cho thân phận tôn quý, bèn ra vẻ cao quý vươn tay ra với người có địa vị thấp hơn mình, ra hiệu cho Dũng sĩ giúp mình thay quần áo.

Nhưng đang giúp nó mặc áo, Dũng sĩ chợt nheo mắt lại.

Làn da trắng nõn dính bùn đất và bụi bặm, đôi chân lại càng bẩn đến mức không nhìn ra được nước da vốn có.

Ác long trùm bao tải đi chân đất suốt quá trình nên người ngợm đã bẩn thỉu đến mức không nhìn nổi.

Nó không biết bản thân mình đang bẩn nên còn kiêu ngạo ngước cổ, khi đang chuẩn bị nhận sự hầu hạ thì bỗng nhiên bị Dũng sĩ làm thuận định thân, lại bị trói một lần nữa.

Nó tức giận gào lên: "Ngươi lại định làm gì? Ngươi nghiện rồi đúng không?"
Dũng sĩ dùng thuật nổi nâng nó lên, không nhanh không chậm đi vào một căn phòng khác.

Nó lại hét: "Rõ ràng ngươi là Dũng sĩ, sao cứ dùng phép thuật điêu luyện như đã luyện tập vậy? Không phải chỉ có pháp sư thì mới làm được như vậy sao?"
"Không ai quy định là không được thực hành phép thuật sau khi luyện tập cả.

" Dũng sĩ trả lời, "Chỉ cần học tốt là được.

"
Anh vác Rồng con trần trùng trục vào phòng tắm, cố định nó ở giữa rồi xả nước, khiến Rồng con lạnh thấu cả tim.


Thuộc tính trời sinh của loài rồng lửa là ghét nước, nhưng Dũng sĩ đã đoán được trước nên mới dùng thuật định thân khiến nó không thể nào phản kháng được.

Hình như Dũng sĩ rất không thích việc đích thân ra tay, chỉ đứng cách mấy mét trưng ra vẻ mặt vô cảm, dùng phép thuật điều khiển nước tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể Rồng con.

Bùn đất bụi bặm trôi đi, vết bẩn đều được tẩy sạch, lộ ra cơ thể trắng trẻo non nớt.

Ban đầu Rồng con còn giận dữ mắng to, sau đó âm thanh nhỏ dần đi, Dũng sĩ hoàn thành xong việc tắm táp của mình thì đặt nó xuống.

Trong nháy mắt Rồng con gục xuống sàn ngay, nó nửa quỳ, răng run cầm cập.

Sợi tóc đen nhánh dính bết lên mặt, đôi mắt đỏ hoe lóe lên ánh nước, cái đuôi vẫn còn sung sức lắm, oán hận vỗ lên mặt nước.

Đây là lần đầu tiên nó bị nước tra tấn dưới hình dạng con người, ai biết sẽ lạnh lẽo và khủng bố vậy chứ!
"Ta ghét ngươi!" Rồng con cắn răng nói: "Ta không muốn làm vật cưỡi của ngươi nữa!"
Dũng sĩ cử động ngón tay, chiếc khăn treo bên cạnh bay qua theo gió, ôm trọn lấy Rồng con.

"Tự lau người sạch sẽ rồi mặc quần áo vào.


" Dũng sĩ nói, "Không làm thú cưỡi nữa thì mặc xong có thể đi.

"
Rồng con mềm tay nhũn chân mặc xong quần áo thì nổi giận đùng đùng chạy xuống, định quay về hang động của mình.

Nhưng lúc đi ngang qua nhà bếp, nó lại ngửi thấy mùi thịt tỏa ra từ bên trong, vô thức dừng bước.

"Chẳng qua về rồi! " Dũng sĩ nói: "Sẽ không có đồ ăn đâu.

"
Lúc này mà cãi nhau lần đầu rồi bỏ chạy thì cũng được, nhưng đã lần thứ hai cãi nhau thì đương nhiên không có sức thuyết phục, chỉ tiếc Rồng con ngốc nghếch không hiểu được đạo lý này.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận